Những gì bạn cần biết
Cuộc chia tay ngỡ ngàng sau nhiều năm chung sống êm ấm của hai trong số những cặp vợ chồng quyền lực nhất thế giới Jeff Bezos - MacKenzie Scott và gần đây là Bill Gates - Melinda Ann French đã làm dấy lên những lo ngại về hoạt động từ thiện của họ, vào thời điểm mà dường như họ cho đi nhiều đến mấy vẫn không nhanh bằng tốc độ kiếm tiền.
Cuộc ly hôn của Bill và Melinda có thể đã ảnh hưởng đến quỹ từ thiện trị giá 50 tỷ USD của họ, một trong những quỹ có ảnh hưởng nhất trong lịch sử.
Trong khi đó, sau khi ly hôn vào năm 2019, MacKenzie Scott đã cho đi gần 6 tỷ đô la cho hàng trăm nhóm từ thiện. Còn chồng cũ của bà, người giàu thứ hai thế giới Jeff Bezos, cam kết đầu tư 10 tỷ đô la cho “Bezos Earth Fund” để chống lại biến đổi khí hậu. Cho đến nay là số tiền lớn nhất mà một trong hai người từ cho đi hoặc cam kết cho đi. Tuy nhiên, khối tài sản khổng lồ của Bezos và Scott lại không ngừng tăng lên, vượt xa số tiền mà họ quyên góp. Năm 2020, tài sản ròng của Jeff Bezos tăng lên thêm 76,9 tỷ đô la, bất chấp đại dịch.
Các tỷ phú mới nổi thậm chí còn cho đi những khoản tiền đáng kinh ngạc không kém. Một trong những người tạo ra đồng tiền kỹ thuật số Ethereum đã quyên góp lượng tiền kỹ thuật số Shiba Inu trị giá khoảng 1 tỷ đô la cho quỹ viện trợ Covid-19 của Ấn Độ.
Trong khi đó, hố sâu ngăn cách giữa người siêu giàu và người không giàu ngày càng sâu sắc trong đại dịch, thúc đẩy cuộc tranh luận về vai trò của hoạt động từ thiện trong xã hội. Linsey McGoey, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Xã hội học Kinh tế và Đổi mới tại Đại học Essex, cho biết: “Các nhà từ thiện nhận được quá nhiều sự chú ý tích cực và chúng ta cần xem xét kỹ lưỡng hơn điều này. Chúng tôi bắt đầu nghi ngờ rằng những người có hàng tỷ đô la không thực sự quan tâm đến việc giải quyết những vấn đề xã hội mà họ quyên góp tiền”.
Vợ chồng Bill Gates cùng với người bạn thân là tỷ phú Warren Buffett, đã làm thay đổi nhận định từng có của công chúng về các tỷ phú với việc sáng lập quỹ “Giving Pledge” vào năm 2010. Họ hứa sẽ cho đi phần lớn tài sản của mình, khi còn sống hoặc sau khi chết, và cũng đã thu hút hàng trăm người giàu nhất thế giới làm điều tương tự. Tuy nhiên, quỹ Giving Pledge lại không có cơ chế thực thi. Đó là một cam kết công khai và mang tính đạo đức. Do vậy, những người đăng ký có thể thay đổi quyết định của mình bất cứ lúc nào, dù có hoặc không cần nói với bất kỳ ai khác.
Tại sao làm từ thiện quan trọng với các tỷ phú?
Việc làm từ thiện khi bạn có hàng tấn tiền chẳng hề dễ dàng. Elon Musk từng hỏi công khai trên Twitter về cách cho đi khối tài sản trị giá 172 tỷ đô la của mình. Jeff Bezos đã làm điều tương tự vào năm 2017.
Trong khi đó, vợ cũ của Jeff Bezos là MacKenzie Scott đã thực hiện một cách tiếp cận khác với một số người. Bà đã chia nhỏ lượng tiền vào hàng trăm tổ chức từ thiện lớn nhỏ mà các nhà tài trợ lớn thường bỏ qua. Bà cho rằng đó là cách làm chu đáo hơn và “sẽ không chờ đợi” để cho đi những khối tài sản mình có.
Nhiều người giàu lập ra quỹ từ thiện của chính họ, và sau đó sử dụng quỹ này để phân phối tiền vào các chương trình từ thiện khác nhau. Tỷ phú công nghệ Ấn Độ Azim Premji vào năm 2019 đã cam kết chuyển khoảng 7,5 tỷ USD cổ phiếu của công ty cho quỹ của mình. Năm ngoái, người đồng sáng lập hãng Nike, Phil Knight, đã trao 900 triệu USD cho quỹ do chính mình tạo ra. Knight cũng đã trao 300 triệu đô la cho ngôi trường cũ của mình. Trong khi đó, cựu Giám đốc điều hành Google Eric Schmidt và vợ ông là Wendy đã tặng 150 triệu đô la trong năm 2021 cho các nghiên cứu trong lĩnh vực sinh học và máy học.
Một số tỷ phú khác thích chuyển tiền vào các donor-advised fund (tạm dịch là quỹ tư vấn của nhà tài trợ). Các quỹ này thường thấy tại Mỹ, được quản lý bởi một bên thứ ba đại diện cho một cá nhân, gia đình hoặc tổ chức nào đó. Điểm hay nhất là quỹ tư vấn của nhà tài trợ cho phép các tỷ phú được hưởng các ưu đãi về thuế ngay khi quyết định rót tiền, nhưng lại được quyết định thời gian và cách thức giải ngân nguồn tiền đó hoặc toàn bộ hoặc từng phần.
Các tỷ phú sẽ tiếp tục đánh bóng danh tiếng của mình thông qua các hoạt động từ thiện. Chẳng hạn, từ thiện đã giúp Bill Gates “tẩy trắng” danh tiếng về một CEO tàn nhẫn của một công ty độc quyền trên thị trường thành một người cha - nhà từ thiện lập dị, luôn mong muốn giải quyết các vấn đề của thế giới.
-
Tỷ phú công nghệ Trung Quốc đua nhau làm từ thiện
19/07/2021 5:20 PMSau khi bị giới chức siết chặt hoạt động kinh doanh, các tỷ phú công nghệ của Trung Quốc nhộn nhịp đi làm từ thiện.
-
Dành cả đời làm từ thiện, tỷ phú Warren Buffett vừa quyên góp thêm 4,1 tỷ USD
24/06/2021 8:11 AMTrong nhiều năm qua, tỷ phú Buffett đã 16 lần thực hiện quyên góp tiền từ thiện cho 5 tổ chức trên, với tổng số tiền 41 tỷ USD...
-
Các tỷ phú thế giới không “rải” tiền nhờ người khác làm từ thiện hộ mà cho đi một cách có chiến lược
03/06/2021 7:00 PMCafeLand - Các tỷ phú thế giới không chỉ dùng sự khôn ngoan của mình để kiếm tiền, họ áp dụng nó cho cả việc tiêu tiền. Hãy xem họ lựa chọn làm từ thiện ra sao với những khối tài sản khổng lồ mà nếu chỉ tiêu xài cho bản thân thì nhiều đời vẫn không hết.
-
Nếu không làm từ thiện, đây mới là tỷ phú giàu nhất hành tinh
17/03/2021 2:07 PMTài sản của Chủ tịch Berkshire Hathaway Inc. đã tăng vọt lên 100,4 tỷ USD, theo Chỉ số Tỷ phú Bloomberg, giúp Buffett trở thành thành viên thứ sáu trong câu lạc bộ 100 tỷ USD.
-
Những vị tỷ phú không tiếc tiền làm từ thiện
15/11/2020 2:22 PMCharles Chuck Feeney, Warren Buffett, Bill Gates, Mark Zuckerberg... đều là những tỷ phú nổi tiếng thế giới về tài kinh doanh và hoạt động từ thiện.
-
Tỷ phú Mỹ làm từ thiện 90% tài sản gần 6 tỷ USD, ông Trump hưởng lợi
08/07/2019 6:45 AMNgười sáng lập chuỗi siêu thị Home Depot Bernie Marcus tuyên bố sẽ cho đi 80-90% tổng tài sản để làm từ thiện và quyên góp chính trị. Tỷ phú này rất ủng hộ Tổng thống Donald Trump.