Chính phủ Mỹ vừa chính thức hiện thực hóa đe dọa mới nhất của Tổng thống Donald Trump khi quyết định tăng thuế nhập khẩu từ 10% lên 25% đối với lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỉ USD. Việc áp mức thuế mới sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 10/5.
Ảnh: BBC
Đến nay, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đều đã đánh thuế lên hàng tỷ đôla hàng hóa của nhau. Sự leo thang trong cuộc chiến thương mại hiện thời sẽ tạo ra bất ổn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng, làm tổn hại nền kinh tế thế giới.
BBC nêu ra bốn điểm cốt lõi của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung:
Thâm hụt thương mại của Mỹ
Cáo buộc Trung Quốc hành xử bất công, Mỹ đã phát động cuộc chiến thương mại chống lại cường quốc châu Á này năm ngoái. Không chỉ tố Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ, Washington còn muốn Bắc Kinh có những thay đổi trong chính sách kinh tế được cho là thiên vị các công ty nội địa thông qua bảo trợ.
Bên cạnh đó, chính quyền Tổng thống Trump còn muốn Trung Quốc mua thêm hàng hóa Mỹ để kiềm chế mức thâm hụt thương mại 419 tỷ USD.
Thâm hụt thương mại là cách biệt giữa lượng nhập khẩu và xuất khẩu của Mỹ với các nước. Giảm được khoảng cách này là yếu tố then chốt trong các chính sách thương mại của Tổng thống Trump.
Các mức thuế được áp dụng
Mỹ đã áp đặt thuế quan lên 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc trong năm ngoái. Bắc Kinh trả đũa bằng các mức thuế đánh vào 110 tỷ USD hàng hóa Mỹ.
Các mức thuế áp lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc dự kiến sẽ từ 10% hiện tại lên 25%. Thời hạn tăng đã được hoãn lại nhưng giờ đây, ông Trump tuyên bố sẽ thực thi kể từ ngày 10/5 vì đàm phán với Bắc Kinh tiến triển "quá chậm".
Nhà lãnh đạo Mỹ thậm chí cảnh báo sẽ sớm áp thuế 25% lên các mặt hàng nhập khẩu khác từ Trung Quốc trị giá 325 tỷ USD.
Những sản phẩm nào bị nhắm đến?
Các sản phẩm của Trung Quốc bị Mỹ đánh thuế kể từ khi bắt đầu cuộc chiến thương mại rất đa dạng.
Trong đợt gần đây nhất, chính quyền Trump áp thuế 10% lên các sản phẩm của Trung Quốc, trong đó có cá, túi xách, quần áo và giày dép. Đây cũng chính là những mặt hàng sẽ bị tăng thuế từ 10% lên 25% vào ngày 10/5.
Trung Quốc cáo buộc Mỹ khai màn cuộc chiến thương mại lớn nhất trong lịch sử kinh tế. Nước này cũng tấn công vào nhiều loại hàng của Mỹ, từ hóa chất đến rau củ và rượu. Ngoài ra, Bắc Kinh còn nhắm đến những sản phẩm được sản xuất từ các địa hạt của phe Cộng hòa và những mặt hàng có thể thay thế nguồn cung, chẳng hạn như đậu nành.
Các thị trường bị ảnh hưởng
Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ là nguồn cơn lớn nhất cho những bất trắc mà các thị trường tài chính đối mặt trong năm qua. Thực tế này tác động đến lòng tin của các nhà đầu tư trên toàn thế giới, và gây ra những tổn thất.
Năm 2018, chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm hơn 13% còn Shanghai Composite lao dốc gần 25%. Cả hai chỉ số này đều phục hồi trong năm nay, lần lượt tăng 12% và 16% đến thời điểm này.
Tương tự, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm gần 6% trong năm 2018 và tăng khoảng 11% trong năm nay.
Theo Reuters, đồng Nhân dân tệ giảm giá 5% trước USD trong năm 2018 và đi vào ổn định trong năm 2019.
Các cuộc chiến thương mại khác
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có ảnh hưởng lớn đến nhiều nước và cả nền kinh tế toàn cầu.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, sự leo thang căng thẳng thương mại giữa hai cường quốc là một yếu tố dẫn đến "sự mở rộng toàn cầu bị suy yếu đáng kể" vào cuối năm ngoái khi cắt bớt dự đoán tăng trưởng thế giới năm 2019.
Một số nước cũng chịu tách động gián tiếp, đặc biệt là các đối tác thương mại quan trọng của Mỹ hoặc Trung Quốc, hoặc đóng những vai trò chính trong chuỗi cung cấp của họ.
Cuộc chiến với Trung Quốc chỉ là một trong nhiều cuộc chiến thương mại mà Mỹ phát động với các nước khác trong năm 2018.
Tổng thống Trump đã áp thuế đánh lên các mặt hàng nhập khẩu từ Mexico, Canada và Liên minh châu Âu, đồng thời khuyến khích người tiêu dùng mua sản phẩm Mỹ. Tất cả những nước này đều đã trả đũa bằng cách đánh thuế lên hàng hóa Mỹ.
-
Cuộc 'di cư' tốn kém của ngành công nghệ thế giới
10/10/2020 1:12 PMChiến tranh thương mại và Covid-19 khiến các nhà sản xuất miễn cưỡng rời Trung Quốc, dù biết tốn kém và khó có nơi nào tốt hơn.
-
Trung Quốc muốn 'đa dạng hóa' quan hệ để đối phó Mỹ
30/05/2020 7:11 PMCố vấn chính phủ Trung Quốc cho biết nước này sẽ "đa dạng hóa" quan hệ đối ngoại để phát triển trong bối cảnh Mỹ ngày càng thù địch.
-
Covid-19 có thể khơi mào 'Chiến tranh Lạnh' Mỹ - Trung
17/05/2020 1:19 PMTrump ca ngợi quan hệ Mỹ - Trung khi ký thỏa thuận thương mại sơ bộ hôm 15/1, ngày người nhiễm nCoV đầu tiên của Mỹ trở về từ Vũ Hán.
-
Virus corona sẽ mở ra thời kỳ 'smartphone 2.0'
10/02/2020 3:03 PMChiến tranh thương mại và virus corona là cơ hội để các hãng smartphone đa dạng hóa chuỗi cung ứng và đổi mới sáng tạo.
-
5 điểm quan trọng nhất trong thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung Quốc giai đoạn một
16/01/2020 9:09 AMVấn đề quyền sở hữu trí tuệ được chú trọng nhất trong thỏa thuận thương mại lần này, ngoài ra Mỹ cũng ép Trung Quốc phải chi ra 200 tỷ USD mua hàng Mỹ trong 2 năm tới.
-
Mỹ và Trung Quốc có gì khi bước vào năm thứ 3 của thương chiến?
03/01/2020 3:37 PMKinh tế Mỹ và Trung Quốc có nhiều biến động trong năm 2019, khi chiến tranh thương mại leo thang. Cuộc đối đầu đã bắt đầu bước sang năm thứ ba.