Có một sự tương đồng đáng chú ý giữa những người siêu giàu và hành vi của những bệnh nhân tâm thần mắc chứng “psychopath” - biến thái nhân cách.

Chứng biến thái nhân cách được định nghĩa trong tâm thần học là một trạng thái đặc trưng bởi sự thiếu hụt khả năng đồng cảm, tính khoa trương, ngạo mạn, nhẫn tâm, nông cạn, kém khả năng kiềm chế và hay sử dụng thủ đoạn để giành quyền kiểm soát của cải, tài nguyên hoặc con người.

Kẻ biến thái nhân cách cũng được biết đến là dễ nóng giận, không cảm thấy hối lỗi hay lo lắng, dễ phạm pháp khi chịu áp lực lớn.

Theo các nhà khoa học, tỷ lệ mắc chứng biến thái nhân cách trong những người siêu giàu có chỉ chiếm 4%. Dưới đây là một số các đặc điểm tâm thần “biến thái nhân cách” phổ biến nhất của những người siêu giàu.

Thiếu đồng cảm

Điểm giống nhau giữa người giàu và bệnh nhân biến thái nhân cách là không có khả năng đồng cảm - hiểu được cảm xúc và mong muốn của người khác và đáp ứng một cách thích hợp.

Một thiếu sự cảm thông cũng có trong tính cách của những người cực giàu có. Theo một nghiên cứu vào năm 2008 bởi nhà tâm lý học xã hội của đại học Amsterdam và UC Berkeley, được báo The New York Times đăng tải.

Chứng ích kỷ tuyệt đối

Giữa họ đều không quan tâm đến khái niệm trách nhiệm, ngoại trừ việc nó là một gánh nặng mà những người khác có vẻ chấp nhận mà không hỏi han gì.

Điểm chung giữa họ là coi mình là trung tâm vũ trụ, mọi thứ chỉ mang lại cho mình, còn mình thì không cần chia sẻ cho bất cứ ai.

Bề ngoài quyến rũ

Bề ngoài rất quyến rũ, ăn nói lưu loát, tự tin, lên trang bìa tạp chí, sống một cuộc sống nhịp độ nhanh đầy phiêu lưu và vươn lên vị trí đứng đầu. Và trong xã hội của chúng ta, đó là sự hào nhoáng đầy mơ ước.

Họ coi là cuộc sống vô tư đầy hứng thú và hưởng thụ thường không phải là gì khác ngoài việc theo đuổi những khoảnh khắc nhục dục và cảm giác quyền lực, dù là thoáng qua hay kéo dài hơn.

Thiếu hối hận

Dối trá, lừa gạt và thủ đoạn là tài năng tự nhiên của kẻ thái nhân cách. Khi bị bắt quả tang nói dối và vạch trần bằng sự thật, chúng hiếm khi lúng túng hay xấu hổ - chúng chỉ đơn giản là thay đổi câu chuyện hay sửa lại các dữ kiện sao cho có vẻ phù hợp. Kết quả là hàng loạt những tuyên bố trái ngược và một người nghe hoàn toàn bị hoang mang.

Họ không bị kìm giữ khỏi bất cứ mong muốn nào bởi cảm giác tội lỗi hay hổ thẹn, và họ cũng không phải đối mặt với ai về sự nhẫn tâm của mình.

Thứ nước đá trong mạch máu của bạn kỳ quái và khác xa những gì họ từng trải qua đến mức họ hiếm khi có chút ý niệm gì về trạng thái của bạn.

Nói một cách khác, họ hoàn toàn không có chút vướng bận nội tâm nào, và tiện lợi hơn nữa, khả năng tự do làm bất cứ điều gì mà không bị lương tâm cắn dứt của họ không ai nhận thấy được.

Nhanh chóng nhàm chán

Kẻ biến thái nhân cách coi cuộc sống bình thường là buồn tẻ và nhàm chán. Họ yêu thích một thế giới cạnh tranh tàn nhẫn, trong đó các đối thủ tiềm năng phải bị loại trừ.

Đôi khi bạo lực được dùng như một công cụ để thiết lập ưu thế và giành lấy những gì phải là của họ – để thỏa mãn ý thức quyền lợi tối đa.

Hưng cảm nhẹ

Trong một bài kiểm tra về xu hướng mắc chứng hưng cảm nhẹ – một dạng rối loạn tâm trạng hưng phấn, các cá nhân sẽ đánh dấu mức độ đồng ý với những câu như: “Tôi thường ở trong tâm trạng mà tôi thấy mình đầy năng lượng và lạc quan đến nỗi tôi cảm thấy có thể làm bất cứ việc gì”.

Anh Trần (VTC)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.