Theo báo cáo, ở ngành y tế, mức lương trung bình của nhân viên mới ra trường ở Việt Nam là 7.268.000 VNĐ, trong khi con số này của nhân viên đã có kinh nghiệm là khoảng 24.000.000 VNĐ và nhân viên mới ra trường ở Malaysia là khoảng 18.000.000 VNĐ.
Mức lương của nhân viên mới ra trường ở Việt Nam (giữa) so với mức lương của nhân viên có từ 1 - 4 năm kinh nghiệm (phải) và mức lương của nhân viên mới ra trường ở Malaysia (trái)
Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam không quá cao khi có hơn 52 triệu người có việc làm trong tổng số 69,2 triệu người trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, việc có đến 178.000 lao động có bằng cử nhân, thạc sĩ vẫn chưa có việc làm lại là vấn đề đáng lo ngại.
Khảo sát của JobStreet.com với gần 3.000 sinh viên mới tốt nghiệp cho thấy, có đến 69% trong số này này chưa có việc làm, trong khi có đến 72% doanh nghiệp vẫn có nhu cầu tuyển dụng lao động phân khúc này. Thị trường vẫn có cả cung lẫn cầu, nhưng hai vấn đề các doanh nghiệp băn khoăn nhất trong việc tuyển dụng lao động trẻ Việt Nam là kỹ năng làm việc và tỷ lệ nhảy việc.
Khảo sát từ các doanh nghiệp cho thấy, nguồn nhân lực mới ra trường ở Việt Nam không chỉ thiếu kinh nghiệm mà còn cần được đào tạo lại, vì vậy doanh nghiệp có xu hướng thích tìm kiếm các ứng viên có kinh nghiệm hơn.
Bên cạnh đó, phần lớn các ứng viên mới ra trường không trung thành với việc làm đầu tiên và thường nhảy việc sau một khoảng thời gian ngắn. Qua khảo sát của JobStreet.com tại các nước trong khu vực (Malaysia, Philippines, Singapore, Indonesia và Việt Nam), chỉ có từ 24 – 29% người lao động trung thành với việc làm đầu tiên. Con số này ở thị trường lao động Việt Nam là 28%.
Xu hướng nhảy việc trong thời gian đầu đi làm của lao động trẻ khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong chiến lược nhân sự. Nói về vấn đề này, bà Angie SW Phang – Tổng giám đốc JobStreet.com Việt Nam cho rằng: “Để giữ chân nhân sự trẻ, doanh nghiệp cần hiểu được thế mạnh để giúp họ phát huy tối đa năng lực và cho họ biết được rằng, để có thể gắn bó lâu dài với công ty thì họ cần phải trau dồi bản thân như thế nào. Đồng thời bên cạnh đào tạo chuyên môn, doanh nghiệp cũng nên chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng mềm và khả năng lãnh đạo cho nhân sự trẻ. Đặc biệt, ứng viên mới ra trường ngày nay được tiếp cận với nguồn thông tin, kiến thức lớn trên internet, do đó doanh nghiệp cần chú ý nhiều hơn nữa đến việc định hướng họ phương pháp để áp dụng những tài nguyên đó vào thực tiễn”.
-
Chủ tịch CityLand vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng 3
25/01/2021 11:00 AMTại lễ “Tổng kết hoạt động của Chi hội Thiện Nhân năm 2020” sáng 22/01/2021, ông Bùi Mạnh Hưng - Chủ tịch Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Thành Phố (CityLand) đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng 3 cho thành tích xuất sắc trong hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng, xã hội.
-
Các ông chủ Grab làm giàu trên sức lao động của tài xế như thế nào?
11/12/2020 10:41 PMTrong khi "đối tác tài xế" không được hưởng lương tối thiểu hay bảo hiểm, các nhà sáng lập Grab ngày càng giàu có nhờ bóc lột công sức của người lao động.
-
“Hợp tác xã công nghệ” bảo vê quyền lợi người lao động của Grab, Now
10/11/2020 5:10 PMCafeLand - Tại Mỹ, các cử tri ở California sẽ quyết định vào tháng 11 liệu tài xế Uber và các nhân viên khác thuộc nền kinh tế chia sẻ nên được coi là người lao động hay nhà thầu - một câu hỏi đã được tranh luận và kiện tụng trong nhiều năm nay.
-
Apple đình chỉ đối tác sản xuất ở Trung Quốc vì lạm dụng lao động
10/11/2020 3:11 PMCơ sở sản xuất linh kiện Apple của Pegatron tại Thượng Hải và Sơn Đông bị phát hiện sử dụng lao động học sinh và vi phạm các quy tắc về lao động.
-
Người lai máy và AI - Tương lai vừa mừng vừa lo của người lao động
23/09/2020 1:12 PMMột khảo sát gần đây cho biết, giới chủ ngại cấy chip chính mình nhưng thích cấy lên nhân viên để nâng cao năng suất, còn công nhân đương nhiên sợ nhưng chấp nhận.
-
Lao động tự do mất gần như toàn bộ thu nhập vì dịch Covid-19
24/08/2020 8:25 AMDịch Covid-19 tiếp tục tác động mạnh đến đời sống, việc làm của hàng triệu người lao động vốn chưa kịp “gượng dậy” sau đợt dịch lần thứ nhất.