Diễn ra trong 1 ngày, kỳ họp sẽ xem xét các dự thảo Nghị quyết kèm Tờ trình của UBND thành phố về những nội dung trọng tâm liên quan đến việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM thuộc thẩm quyền HĐND thành phố.
Cụ thể như tờ trình thành lập Sở An toàn thực phẩm thành phố; cơ cấu tổ chức bộ máy tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND TP.Thủ Đức; Quy định chức năng, nhiệm vụ các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND TP Thủ Đức.
Đáng chú ý, lần này HĐND TP.HCM sẽ xem xét thông qua 79 dự án nhóm B, 7 dự án nhóm A với tổng vốn đầu tư hơn 55.000 tỉ đồng. Trong đó, sẽ xem xét thông qua danh mục dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu áp dụng loại hợp đồng BOT…
Trước đó, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đã chọn 5 dự án giao thông cấp bách mang tính chất liên kết vùng trong số 107 tuyến đường phù hợp triển khai hình thức đầu tư BOT trên đường hiện hữu theo Nghị quyết 98, ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2023 – 2030.
Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 (từ ngã tư Bình Phước đến cầu Bình Triệu) - Ảnh Báo Lao động.
Đầu tiên là dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 (đoạn từ An Lạc - đến giáp ranh tỉnh Long An) dài 9,6km được đề xuất mở rộng lên 40m với tổng mức đầu tư khoảng 12.900 tỉ đồng, trong đó dự kiến ngân sách thành phố tham gia với tỉ lệ 50% và doanh nghiệp 50%.
Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 (từ ngã tư Bình Phước đến cầu Bình Triệu) dài 4,6km sẽ được mở rộng lên 53-60 m với tổng vốn đầu tư 10.000 tỉ đồng, trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 8.600 tỉ đồng, trong đó 50% vốn ngân sách và 50% nguồn vốn từ doanh nghiệp.
Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 22 (đoạn từ nút giao An Sương đến đường Vành đai 3) với chiều dài 9,1km, dự kiến mở rộng lên 39,5m. Có tổng mức đầu tư 3.609 tỉ đồng, trong đó, 2.409 tỉ đồng từ vốn ngân sách của thành phố, còn lại là vốn doanh nghiệp đầu tư.
Dự án mở rộng trục đường Bắc - Nam (từ Nguyễn Văn Linh - nút giao Cầu Bà Chiêm) dài 7,5km, dự kiến mở rộng từ 4 lên 10 làn xe với tổng nguồn vốn 4.500 tỉ đồng. Ở dự án này, thành phố đề xuất ngân sách đầu tư tỉ lệ 70%.
Cuối cùng là dự án xây dựng cầu đường Bình Tiên (đoạn từ đường Phạm Văn Chí đến đường Nguyễn Văn Linh) dài 3,2 km, rộng 30-40 m với tổng vốn hơn 6.200 tỉ đồng. Dự án này được đề xuất ngân sách tham gia với tỉ lệ 54% và doanh nghiệp 46%.
-
Những vướng mắc xung quanh các dự án BOT
BOT là một hình thức đầu tư đặc biệt, thường thấy ở các công trình giao thông như cầu đường. Các dự án BOT góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế, giúp tăng cường khả năng lưu thông và giảm chi phí logistics. Tuy nhiên, hiện nay cũng có không ít các vướng mắc xung quanh các dự án BOT.








-
Tại sao nhà ở trong khu đô thị được săn đón?
Mô hình khu đô thị (KĐT) tích hợp nhà ở, thương mại, giải trí và giáo dục đang trở thành xu hướng phát triển, theo Báo cáo triển vọng 2025 của Công ty tư vấn bất động sản Avison Young.
-
Saigonres Group muốn bán khu đất “vàng” Trần Não giá 200 tỷ đồng
Khu đất tại số 12/10 đường Trần Não, phường An Khánh, TP Thủ Đức hiện đã được Saigonres Group (HOSE: SGR) lên kế hoạch chuyển nhượng với mức giá khoảng 200 tỷ đồng.
-
Chuẩn bị quỹ đất đầu tư 4 dự án BOT cửa ngõ Thành phố Hồ Chí Minh
Lần đầu tiên chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh kêu gọi nhà đầu tư rót vốn vào 4 dự án giao thông trên đường hiện hữu nằm ở các vị trí cửa ngõ huyết mạch của thành phố theo hình thức BOT (xây dựng-vận hành-chuyển giao). Sau nâng cấp, các tuyến quốc lộ...