Quy hoạch tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết.
Thông tin được Thủ tướng yêu cầu trong phiên họp thứ 5 của Ban Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia sáng ngày 12/4.
Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết được khởi công từ tháng 9/2020, theo kế hoạch ban đầu phải hoàn thành và đưa vào khai thác vào tháng 12/2022. Dù đã thông xe kỹ thuật toàn tuyến vào ngày 31/12/2022, nhưng hiện vẫn còn nhiều hạng mục chưa hoàn thành và đang tiếp tục triển khai.
Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết là một phần thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía đông giai đoạn 2017-2020. Toàn tuyến có tổng chiều dài 99km, trong đó đoạn qua Bình Thuận dài 47,67 km, đoạn qua Đồng Nai dài 51,33 km.
Dự án có tổng cộng 6 nút giao và 65 cầu, gồm 18 cầu trên cao tốc và 47 cầu vượt. Tuyến cao tốc này có vận tốc thiết kế 120 km/h, với 4 làn xe. Tổng kinh phí đầu tư dự án là 12.577 tỉ đồng, bao gồm chi phí xây dựng và giải phóng mặt bằng.
Ngoài ra, hai tuyến cao tốc Mai Sơn – Quốc Lộ 45 và Phan Thiết – Vĩnh Hảo cũng sẽ được thông xe vào dịp 30/4.
-
Trong năm 2022, tỉnh Lâm Đồng thu hút được 23 dự án với tổng vốn đầu tư 19.690 tỷ đồng. Qua đó nâng tổng số dự án toàn tỉnh lên 977 dự án, với tổng vốn đăng ký khoảng 146.052 tỷ đồng.
-
Đầu tư cao tốc Dầu Giây – Tân Phú hơn 8.300 tỉ đồng theo hình thức PPP
Dự án đầu tư cao tốc Dầu Giây – Tân Phú (giai đoạn 1) có chiều dài khoảng hơn 60km, tổng vốn đầu tư hơn 8.300 tỉ đồng đã được phê duyệt đầu tư theo hình thức PPP (đối tác công tư).
-
Toàn cảnh 17 tuyến cao tốc khởi công trong năm 2023
Sau lễ khởi công đồng loạt 12 dự án cao tốc Bắc Nam vào 1/1/2023, các tuyến Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Sóc Trăng, Vành đai 4 Hà Nội và Vành đai 3 TP.HCM dự kiến cũng sẽ được khởi công trong năm 2023....
-
Vụ xóa chữ trên biển báo cao tốc, Tập đoàn Sơn Hải tố hành vi phá hoại, đơn vị xóa chữ nói gì?
Trong khi Tập đoàn Sơn Hải cho rằng việc xóa dòng chữ “Sơn Hải bảo hành 10 năm” trên cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu là hành vi phá hoại thì đơn vị chỉ đạo xóa dòng chữ này đã có phản hồi giải thích lý do....
-
Nguồn vật liệu cho các dự án giao thông trọng điểm phía Nam hiện ra sao?
Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có tổng nhu cầu cát khoảng 29 triệu m3. Hiện nay, các địa phương xác định nguồn cung 23 triệu m3.
-
Cao tốc Cam Lộ - La Sơn được mở rộng lên 4 làn xe
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1244/QĐ-TTg ngày 23/10/2024 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cam Lộ - La Sơn....
-
Huy động 2.200 thiết bị và hơn 6.500 nhân lực nhưng hầu hết dự án giao thông tại ĐBSCL chậm tiến độ từ 4-15% vì một lý do này
Các dự án giao thông trọng điểm khu vực ĐBSCL đều chậm tiến độ so với kế hoạch từ 4-15%, chủ yếu do nguồn vật liệu cát đắp chưa đáp ứng yêu cầu.