8h00’: Hội nghị bắt đầu. Dự hội nghị có các Phó Thủ tướng: Trương Hòa Bình, Vương Đình Huệ, Vũ Đức Đam, Trịnh Đình Dũng.
Cùng dự hội nghị còn có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm; Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng VKSNDTC Lê Minh Trí; lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương... và đại diện hàng trăm doanh nghiệp trong cả nước…
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Chinhphu.vN
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tinh thần của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ là thực hiện đúng Hiến pháp, đổi mới cách lãnh đạo. Chính phủ và các cơ quan bảo vệ quyền tài sản, quyền kinh doanh của doanh nghiệp, của công dân, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Vì vậy phải tháo gỡ mọi rào cản, chống tiêu cực, chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước và tinh thần lớn nhấn là “không hình sự hóa các quan hệ kinh tế”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng đề nghị đại biểu phát biểu ngắn gọn, thẳng thắn, thiết thực, trực tiếp về những khó khăn, vướng mắc, bức xúc và đề xuất kiến nghị, giải pháp cụ thể để cùng tháo gỡ rào cản để phát triển.
8h10': Kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp
Thay mặt cộng đồng DN, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp, hiến kế tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, lành mạnh và bình đẳng; kiến nghị giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
Theo ông Lộc, Việt Nam hiện đang hướng đến có hơn 2 triệu doanh nghiệp hoạt động đến năm 2020. Do đó, đề nghị rà soát ngay và quyết định loại bỏ những quy định rườm rà, lỗi thời. Nếu chúng ta nhận thức chậm trễ ngày nào là kìm hãm quyền tự do kinh doanh ngày đó.
Ông Lộc cũng cho rằng, hiện nay các doanh nghiệp đang phải gánh mức lãi suất thực rất cao và bất hợp lý, doanh nghiệp phải vay ngân hàng với lãi suất 8% trong khi lạm phát chỉ hơn 1%. Do đó, Chính phủ phải cố gắng giảm 1-2% trong thời gian tới để hỗ trợ doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh cải cách, minh bạch hệ thống thu chi. Cắt giảm thuế, phí, bỏ thuế khoán thay vào đó là thuế TNDN, TNCN, miễn thuế môn bài. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Ban hành chương trình thúc đẩy khởi nghiệp, chuyển hoạt động kinh tế phi chính thức sang chính thức. Xóa chế độ chủ quản của các bộ ngành, chính quyền địa phương với DNNN.
8h39’: Đại diện Hiệp hội DNN&VV Việt Nam đề nghị Chính phủ 8 nội dung:
- Triển khai xây dựng trình Quốc hội ban hành Luật hỗ trợ DNNVV, kiện toàn tổ chức chỉ đạo hỗ trợ DNNVV
- Xây dựng Luật về hội; xây dựng chương trình khởi nghiệp quốc gia
- Tạo cơ chế khuyến khích các hiệp hội
- Nhà đầu tư xây dựng kho ngoại quan cho DNNVV
- Tạo hậu thuẫn bằng cơ chế: giảm thuế, lãi suất tái cấp vốn.
- Có chương trình ưu đãi DNNVV tham gia chuỗi sản xuất
- Tạo cơ chế phát triển kênh phân phối; tạo cơ chế khuyến khích phát triển các khu cụm công nghiệp đủ cơ sở hạ tầng cho DNNVV.
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng CNTT trong cung cấp dịch vụ công…
8h48'. Đại diện Hiệp hội DN Hoa Kỳ kiến nghị
Việt Nam sớm phê chuẩn Hiệp định TPP; đẩy mạnh tiến trình cải cách hành chính; áp dụng các giải pháp giảm thiểu giấy tờ trong các giao dịch hành chính, tiền tệ; áp dụng các chuẩn mực toàn cầu về kế toán; mong muốn sẽ được hợp tác thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực trong các lĩnh vực kinh tế, KHCN, công nghiệp….
Về môi trường đại diện hiệp hội mong muốn tiếp tục hợp tác với Chính phủ xử lý những vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, nguồn nước, xử lý các vấn đề liên quan tới biến đổi khí hậu ở ĐBSCL…
Về lĩnh vực năng lượng, Hiệp hội mong muốn Chính phủ sẽ ưu tiên phát triển các hình thức sản xuất và sử dụng năng lượng tái tạo, áp dụng các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả;…
8h55': Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà đề xuất:
Về chính sách phải tuân thủ tinh thần Hiến pháp và các FTA; nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Đầu tư, dưới luật chỉ nên có 1 nghị định, không ban hành thông tư; có cơ chế giám sát và chế tài mạnh mẽ đối với cán bộ thực thi nhất là các hành vi nhũng nhiễu DN…; nhanh chóng ban hành Luật Phá sản; về thực thi Nghị quyết 19, phải có tiếng nói kiểm chứng từ DN…
Điểm qua tương quan so sánh tín dụng giữa Việt Nam với các nước ASEAN, Chủ tịch BIDV kiến nghị một số nội dung: Đề nghị NHNN tiết giảm dự trữ bắt buộc đối với VNĐ và ngoại tệ; giảm phát hành trái phiếu Chính phủ; đẩy nhanh cơ chế tái cấp vốn và cấp bù lãi suất; tiết kiệm chi phí quản lý của các tổ chức tín dụng; đẩy mạnh đầu tư vốn cho các dự án PPP…
Ông Hà cũng cho rằng, cần tạo lập thị trường mua bán nợ; nâng cao năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng; phát hành trái phiếu hàng hóa đối với hai chủng loại xi măng và sắt thép cho các tỉnh đặc biệt khó khăn; đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính...
9h13': Đại diện Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải - ông Trần Bá Dương kiến nghị
Các địa phương cần lắng nghe cộng đồng DN, để chia sẻ những khó khăn, tháo gỡ những vướng mắc,... tạo môi trường cho các doanh nghiệp trên địa bàn phát triển bình đẳng lành mạnh...
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu, đại diện Trường Hải cũng nhấn mạnh các doanh nghiệp phải đề cao đạo đức kinh doanh, mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, chủ động hội nhập; mong muốn Nhà nước thực hiện tốt vai trò kiến tạo, người tiêu dùng phát huy vai trò giám sát,... để thúc đẩy kinh tế phát triển.
Trước đề nghị này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, khi chúng ta hội nhập sâu thì chúng ta chấp nhận những hạn ngạch, dòng thuế giảm...
Vì vậy ôtô Trường Hải nên chủ động đầu tư 30 nhà máy ôtô các loại, tỷ lệ nội địa hóa cao.
9h22': Đại diện Hiệp hội DN Nhật Bản phát biểu
Kiến nghị sửa đổi một số quy định trong pháp luật lao động hiện hành và chúng tôi cho rằng một số quy định trong luật đầu tư tạo ra những quy định không cần thiết với nhà đầu tư và chúng tôi mong muốn cùng chính phủ sửa đổi nhũng điều luật này để phù hợp với quốc tế.
Thủ tục thông quan, cấp phép đầu tư nhịp nhàng, nhanh chóng và minh bạch.
Đại diện hợp tác xã thương mại Sai Gon Co.op
Thị trường bán lẻ, doanh nghiệp bán lẻ việc nam sau 9 năm gia nhập WTO đang đối diện với cơ hội và thách thức to lớn. Thị trường bán lẻ hiện đại chiếm 20% và khắc phục dần nhược điểm của thị trường truyền thông. Doanh nghiệp bán lẻ quốc tế đang ngày càng thâm nhập nhiều hơn vào thị trường Việt Nam thông qua hình thức mua bán sáp nhập.Thách thức hiện nay với thị trường bán lẻ, nếu không nhận thức rõ sẽ thua ngay sân nhà.
Sai Gon Co.op kiến nghị:
Chính phủ xây dựng chiến lược bán lẽ quốc gia thông qua từ nay đến 2020.
Xây dựng phát triển 20 doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu việc nam.
Tháo gỡ khó khăn M&A.
Ban hành các chính sách hỗ trợ bảo vệ doanh nghiệp bán lẻ trong nước.
9h54’: Đại diện doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt
Góp ý một số ý kiến liên quan đến vấn đề lao động tại Việt Nam như: Cấp Giấy phép lao động trong sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam; Thành lập Ủy ban Cải cách thể chế do Thủ tướng đứng đầu; đẩy mạnh cải thiện các quy định, giải quyết các vướng mắc của DN.
10h00': Đại diện Vietjet Air – bà Nguyễn Thị Phương Thảo (Tổng giám đốc) kiến nghị
Ngành hàng không mới mở cửa, còn nhiều rào cản, hạn chế nhất là trong cơ chế độc quyền, còn nhiều hạn chế với hàng không tư nhân Do đó, doanh nghiệp mong nhận được sự ủng hộ tháo gỡ các vướng mắc của các Bộ, ngành.
Tháo gỡ khúc mắc trong cơ chế điều hành, vận hành liên quan đến hàng không như cảng vụ, sân bay, hải quan, xuất nhập cảnh, kiểm dịch,…
Toàn bộ cơ sở hạ tầng nhà ga, hang ga kỹ thuật,…đều phải thuê và sử dụng các phương tiện của đơn vị khác, mặc dù sau đó có tháo gỡ nhưng rất chậm và chưa thực hiện được.
Tạo điều kiện cho các hãng hàng không được tham gia vào quy hoạch hạ tầng sân bay và nhà ga. Cho phép hàng không tư nhân tham gia mạnh hơn và cổ phần hóa, tư nhân hóa các hạng mục giao thông vận tải
Xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh cho ngành hàng không.
Với tính chất hoạt động hàng không cần thu hút chuyên gia nước ngoài, doanh nghiệp mong có cơ chế tạo điều kiện thủ tục lao động nước ngoài, cần chặt chẽ nhưng rõ ràng và kịp thời để tạo điều kiện cho lao động nước ngoài.
10h08': Tại đầu cầu Gia Lai, đại diện Công ty xuất khẩu Quang Đức
Đề nghị Chính phủ có chính sách bảo trợ, bảo hiểm đối với các mặt hàng nông sản
Có chính sách các nguồn vốn dài hạn, lãi suất thấp để hỗ trợ cho doanh nghiệp
Đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến hiện đại nhằm tăng giá trị cho sản phẩm, tăng thu nhập và tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp
Hiện nay hạn ngạch sang Campuchia gặp khó khăn, đền nghị Chính phủ làm việc với nước bạn Campuchia xóa bỏ hạn nghạch, hoặc mở rộng hạn ngạch cấp giấy phép kinh doanh vận tải quốc tế đường bộ Việt Nam - Campuchia nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp. Đề nghị Bộ Giao thông vận tải phân hạng ngạch phù hợp với từng địa phương.
Đại diện Công ty sữa Việt Nam (Vinamik) - Bà Mai Kiều Liên
Về Luật doanh nghiệp, tổ chức hoạt động của công ty đại chúng sớm ban hàng Thông tư mới thay thế Thông tư 121 để các công ty niêm yết có căn cứ thực hiện.
Về thủ tục đăn ký kinh doanh, mở thêm nhiều phòng đăng ký kinh doanh tại Tp.HCM để nâng cao hiệu quả xử lý hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Thủ tục thông báo điều chỉnh ngành nghề, nên giảm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp theo tinh thần của Luật doanh nghiệp.
Về giấy phép kinh doanh, cần rà soát nên bỏ bớt các giấy phép con không cần thiết, các quy định cấp phép cần rõ ràng theo quy định.
Nâng cao tính liên thông các Bộ ngành, rút ngắn thời gian thủ tục của các cơ quan cấp phép.
Thủ tục hải quan, rà soát lại các quy trình thủ tục hải quan, hạn ché nhiều cơ quan cùng làm một công việc để nâng cao hiệu quả và tiết kiệm chi phí
Trong lĩnh vực chăn nuôi, kiến nghị Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn có văn bản công nhận chuẩn cho các loại con giống nhập về. Xem xét lại quy định xủ lý chất thải trong chăng nuôi.
10h10': Đại diện Công ty phần mền Quang Trung
Đề xuất giảm 50% thếu thu nhập cá nhân cho các công ty hoạt động trong khu công nghiệp phần mềm. Miễn hoàn toàn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp trong công viên phần mềm. Đối với các doanh nghiệp nội dụng số, gia công cần hưởng ưu đãi tương đương với doanh nghiệp trong khu phần mềm
Chất lượng nguồn nhân lực hiện nay gặp nhiều khó khăn khi tuyển dụng, không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng. Kiến nghị áp dụng dạy bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật tại các trường đại học.
Kiến nghị khu công nghiệp phần mềm được đăng ký kế hoạch sử dụng đất hàng năm và có thời hạn trong vòng 5 năm.
- Sớm ban hành Thông tư bổ sung thêm "chỉ tiêu dân số" khi xét duyệt dự án, và quy định nguyên tắc xác định giá bán căn hộ mua thêm của các hộ ghép theo giá kinh doanh phải được nêu rõ ngay từ đầu trong dự án xây dựng lại chung cư, để tránh trường hợp sau này chủ đầu tư đẩy giá bán lên quá cao, ngoài sức chịu đựng của các hộ ghép là bên yếu thế so với chủ đầu tư.
- Sửa đổi ngay khoản 4 điều 23 Luật Nhà ở bằng cách thay thế từ "đất ở" thành từ "đất" để phù hợp với khoản (1.b) điều 169 Luật Đất đai 2013 đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật và tháo gỡ được ách tắc hiện nay trong thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở. UBND Tp.HCM cũng đã đề xuất là với đặc thù của Thành phố, hầu hết các dự án đầu tư xây dựng nhà ở đều có nguồn gốc do đền bù đất nông nghiệp hoặc đất chuyên dùng. Nếu doanh nghiệp đã có quyền sử dụng đất hợp pháp thì nên được chỉ định làm chủ đầu tư dự án để giải quyết ách tắc hồ sơ chấp thuận chủ đầu tư hiện nay.
- Cho phép doanh nghiệp bất động sản được bù trừ lỗ của các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác với lợi nhuận từ kinh doanh bất động sản để phù hợp với các điều ước quốc tế mà nước ta đã ký kết.
Sau phần trình bày của đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp là những chia sẻ của các Bộ.
Bộ trường Bộ Tài chính - Đinh Tiến Dũng:
- Đến hết 2017 nâng cao hiệu quả của thị trường tài chính, trong đó có chứng khoán và bảo hiểm. Đến hết 2017, mức độ vốn hóa thị trường chứng khoán sẽ được nâng lên 70% thay vì 34,5% như hiện nay.
- Trước năm 2020, môi trường và năng lực cạnh tranh đạt ngang mức của 3 nước hàng đầu ASEAN.
- Hoàn thiện công tác hoàn thuế và đẩy theo hướng hoàn thuế điện tử.
- Giảm thời gian thông quan hàng hóa, xuất khẩu dưới 41h, đối với hàng hóa nhập khẩu là 48h.
11h25: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng
Tăng trưởng kinh tế đã có biểu hiện chậm lại, chỉ đạt 5,46% cộng với những khó khăn về thời tiết như hạn hán, ngập mặn nên mục tiêu đạt mức tăng trưởng 6,7% như Quốc hội đề ra là vấn đề thách thức.
Chỉ số giá tiêu dùng 4 tháng đầu năm đã tăng 1,33% so với quý 4/2105 xu hướng tăng nhanh hơn so với những năm gần đây, mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 5% cũng là vấn đề rất thách thức. đặc biệt trong bối cảnh giá dầu tăng trở lại, giá các mặt hàng có nguy cơ tăng.
Tín dụng tăng từ đầu năm, mặc dù hỗ trợ tốt cho tăng tưởng kinh tế nhưng tín dụng tăng khá nhanh, tính đến nay tín dụng trung và dài hạn đã tăng mức trên 5% so với cuối năm ngoái. Trong đó, tín dụng trung và dài hạn vào một số lĩnh vực có tốc độ tăng cao, quy mô cũng tương đối lớn.
Lãi suất huy động tăng nhanh và có thể chịu nhiều sức ép tăng trong thời gian tới. tỷ giá và thị trường ngoại hối cũng tương đối ổn định nhưng diễn biến kinh tế thế giới hiện nay cũng rất khó lường.
Xu hướng nhập siêu có thể quay trở lại.
NHNN sẽ hoạch định và điều hành công cụ chính sách linh động, tập trung vào:theo dõi mặt bằng lãi suất, diễn biến tín dụng nhằm ổn định mặt bằng lãi suất cho vay. Mặt bằng lãi suất cho vay hiện nay chì bằng 40% mặt bằng lãi suất cho vay năm 2011. Tuy nhiên công cụ điều hành lãi suất cũng cần nhìn vào những biểu hiện của kinh tế vĩ mô.
Về việc sửa đổi thông tư 36: Trong thời gian vừa thị trường bất động sản đã phục hồi rất tốt, dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản đã tăng qua các năm. 2012 tăng 14%, 2013 tăng 15%, 2014 tăng gần 20%, năm 2015 tăng gần 25%. Tín dụng trung dài hạn cho bất động sản cũng tăng rất nhanh khoảng 29%, chiếm tỷ trọng gần 50% tổng dư nợ tín dụng năm 2015.
Đến nay tín dụng BĐS đã tăng 3,9%, cao hơn mức tăng tín dụng bình quân toàn hệ thống. Xét trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu về nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh là rất lớn, cho nên nguồn vốn cần được điều chỉnh. Quy định này cũng hạn chế rủi ro cho các tổ chức tín dụng trước những thay đổi khó lường.
Tuy nhiên căn cứ vào kiến nghị của doanh nghiệp và hiệp hội, NHNN sẽ cân nhắc kỹ lưỡng những thay đổi về thời gian và lộ trình để tránh tác động bất thường đến doanh nghiệp.
Bộ trưởng bộ Xây Dựng Phạm Hồng Hà
Những vướng mắc kiến nghị lĩnh vực Xây Dựng chủ yếu liên quan đến sự chồng chéo chưa nhất quán về các chính sách luật, nghị định, thông tư, thủ tục, thẩm quyền thời gian thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư, giấy phép quy hoạch, thẩm định thiết kế cơ sở, sự bất hợp lý trong tiêu chuẩn, quy chuẩn, đơn giá, định mức xây dựng, sự chưa bình đẳng, thông thoáng trong kinh doanh bất động sản, cơ chế chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp các việc liên quan tới bảo lãnh, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai…
Tiếp tục rà soát điều chỉnh đảm bảo sự thống nhất giữa các luật xây dựng, kinh doanh bất động sản, nhà ở với các luật đầu tư, luật doanh nghiệp,luật đất đai về các vấn đề như điều kiện đầu tư kinh doanh, thủ tục hành chính, khái niệm đất ở, tài sản hình thành trong tương lai, quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất.
Việc thế chấp bảo lãnh nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai, khái niệm nhà đầu tư nước ngoài, thủ tục cấp giấy phép xây dựng, công trình quảng cáo.
Tiếp tục phân cấp ủy quyền mạnh hơn cho các cơ quan chuyên môn của địa phương, của các bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành trong việc thẩm định dự án, thiết kế, dự toán xây dựng công trình, chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy phép xây dựng, khẩn trương ban hành thông tư, ban quản lý dự án, hợp đồng, rà soát sửa đổi các hệ thống tiêu chuẩn đởn giá, định mức xây dựng, xây dựng nghị định để thay thế hướng dẫn các thông tư thực hiện đầu tư kinh doanh và tổ chức hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản, môi giới bất động sản, hướng dẫn, đào tạo các môi giới lành nghề, điều hành sàn giao dịch bất động sản.
Tiếp tục rà soát các quy định đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài trong đầu tư kinh doạnh, sử dụng bất động sản và hoạt động xây dựng.
Bổ sung cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội,nhà ở thương mại giá thấp và cải tạo chung cư cũ.
Kết hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan trong việc kiểm tra, xây dựng quy trình thanh tra, bảo đảm hiệu lực thanh tra kiểm tra, để xử lý vi phạm trật tự xây dựng quy hoạch đô thị, tránh phiền hà, không gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Bộ xây dựng luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp.