Hội thảo có sự tham gia của các lãnh đạo trong lĩnh vực ngân hàng và các chuyên gia tài chính hàng đầu.
Dù từ đầu năm 2023, NHNN liên tục điều chỉnh giảm 4 lần các lãi suất điều hành với mức giảm 0,5-2%/năm. Về điều hành tín dụng, NHNN điều hành tăng trưởng và cơ cấu tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
Đồng thời, NHNN cũng triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, nền kinh tế, nhưng thực tế tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp do sức hấp thụ vốn của các doanh nghiệp, nền kinh tế suy giảm.
Theo Thời báo Ngân hàng, lãnh đạo Chính phủ cũng như giới chuyên gia đều cho rằng sức hấp thụ vốn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều giải pháp từ các bộ, ngành khác chứ không chỉ riêng phía ngành Ngân hàng.
Vì vậy, Hội thảo “Tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp” được tổ chức nhằm tạo cơ hội để cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, các chuyên gia cùng bàn luận, trao đổi và đi sâu phân tích những lý do khiến cho sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp, nền kinh tế bị suy giảm… từ đó, bàn về các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp giúp nâng cao năng lực hấp thụ vốn của doanh nghiệp, trên cơ sở đó thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội năm 2023.
Hội thảo sẽ được tổ chức tại Hà Nội và phát trực tuyến trên Báo điện tử và Fanpage Thời báo Ngân hàng vào sáng ngày 25/7.
-
Cách nào tăng hấp thụ vốn tín dụng?
Giảm lãi suất chưa phải là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp hấp thụ vốn trong điều kiện hiện nay.








-
Thấy gì từ việc lãi suất liên ngân hàng tăng vọt?
Trong những ngày cuối tháng 6, lãi suất vay mượn qua đêm giữa các ngân hàng bất ngờ tăng mạnh trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã liên tục “bơm” hàng chục nghìn tỷ đồng để hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống....
-
“Đòn bẩy” tăng trưởng kinh tế
Tín dụng được coi là một trong những đòn bẩy chính cho mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% năm 2025.
-
Ngân hàng Nhà nước bơm ròng gần 40.000 tỷ đồng vào hệ thống, lãi suất liên ngân hàng bật tăng mạnh
Trong tuần giao dịch từ 23 đến 27/6, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã bơm ròng tổng cộng 39.858 tỷ đồng thông qua thị trường mở (OMO).