Lạm phát đề cập đến sự suy giảm sức mua của một loại tiền tệ theo thời gian. Về cơ bản, lạm phát có nghĩa là bạn có ít sức mua hơn với cùng một mệnh giá tiền.
Vậy, lạm phát ảnh hưởng đến bất động sản như thế nào?
Chi phí xây dựng
Một trong những ảnh hưởng trực tiếp và rõ ràng nhất mà lạm phát tác động đến thị trường bất động sản chính là chi phí xây dựng nhà cửa, dự án,…
Ví dụ, trong năm 2020, giá gỗ tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ đã tăng lên. Điều này dẫn đến việc chi phí nguyên vật liệu để xây dựng nhà cửa cũng tăng theo. Không chỉ gỗ, cả những vật liệu khác như gạch, vách thạch cao, bê tông và nhiều thứ khác cũng tăng lên. Người mua sẽ là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp khi chi phí nguyên vật liệu tăng
Giá nhà
Như đã đề cập, nếu giá nguyên vật liệu xây dựng tăng thì người mua sẽ là người chịu ảnh hưởng lớn nhất từ sự lạm phát. Tuy nhiên, đây không phải là lý do duy nhất để kết luận rằng nếu có lạm phát thì giá nhà sẽ tăng.
Nếu Ngân hàng Nhà nước tăng nguồn cung tiền cho nền kinh tế của một quốc gia, một trong những nguyên nhân lớn gây ra lạm phát, giá nhà cũng sẽ tăng theo.
Khó vay thế chấp
Đôi khi, sự lạm phát cũng sẽ ảnh hưởng đến các khoản nợ. Cụ thể, nếu tỷ lệ lạm phát tăng, việc vay tiền sẽ khó hơn. Khi lãi suất tăng, nhiều người có thể không vay được tiền, vì vậy số lượng nhà đất được mua thông qua những khoản vay thế chấp sẽ ít hơn. Điều này ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của một nền kinh tế.
Tăng giá thuê
Giá thuê bất động sản có xu hướng tăng theo tỷ lệ lạm phát.
Không may, tiền thuê nhà không phải là một khoản chi phí mà bạn có thể dễ dàng cắt bỏ tùy ý.
Có rất nhiều lao động và học sinh làm việc học tập xa nhà tại nhiều tỉnh thành khác nhau, buộc họ phải thuê trọ hoặc các cơ sở lưu trú khác. Khi giá thuê tăng, kết hợp với ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 có thể khiến số lượng người này có thể gặp khó khăn.
Ảnh hưởng của lạm phát đến người mua
Nếu bạn vay thế chấp để mua nhà với một tỷ lệ cố định, chi phí sinh hoạt liên quan đến tài sản sẽ không thay đổi quá nhiều. Các khoản thuế và bảo hiểm có thể giảm một chút, nhưng vẫn không gây ra xáo trộn quá lớn.
Tuy nhiên, có một lưu ý cần được nhắc đến ở đây đó là lạm phát không có nghĩa là giá trị của tài sản sẽ tăng lên. Nhiều người, bao gồm cả người mua và người bán thường hiểu sai vấn đề này.
Tiềm năng tăng giá đề cập đến sự gia tăng giá trị tài sản theo thời gian. Giá trị không tăng nhờ tiền tệ mà tăng lên vì nhu cầu. Do đó, giá trị của tài sản có thể tăng lên hoặc giảm xuống tại bất kỳ lúc nào và không tỷ lệ thuận với tỷ lệ lạm phát.
Nhìn chung, sự lạm phát sẽ gây ra cả những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến thị trường bất động sản.
-
Từ 10/7/2021, giảm mức phạt với hành vi vứt rác bừa bãi tại chung cư
CafeLand - Đây là một trong những nội dung mới đáng chú ý được đề cập tại Nghị định 55/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
-
6 chiến lược đầu tư bất động sản kinh điển cho năm 2024
Bất động sản tiếp tục là một khoản đầu tư hữu ích trong năm 2024, có tiềm năng thu nhập thụ động và tăng giá lâu dài. Đây cũng là một cách thông minh để đa dạng hóa danh mục đầu tư bên cạnh cổ phiếu, trái phiếu và quỹ tương hỗ truyền thống....
-
4 dấu hiệu cho thấy bạn nên dừng giao dịch bất động sản
Trong quá trình giao dịch, nhiều nhà đầu tư bất động sản mới rất ngại việc phải dừng một thỏa thuận mua bán. Dù đã phát hiện ra vấn đề, nhưng phần lớn trong số họ vẫn quyết định tiếp tục giao dịch với tâm lý “được ăn cả, ngã về không”....
-
Căn hộ hàng hiệu hấp dẫn nhờ lợi suất và giá bán tăng
Lợi thế của các căn hộ hàng hiệu là giúp nhà đầu tư đạt mức lợi suất tốt hơn và giá trị chuyển nhượng cao hơn nhờ chất lượng và thương hiệu gắn liền với dự án.