Giáo sư Shlomo Maital, đến từ Israel, người có kinh nghiệm giảng dạy hơn 20 năm về khởi nghiệp chia sẻ về sự sáng tạo và khởi nghiệp với doanh nhân Việt Nam.
Thất bại là vinh quang
Kinh nghiệm tốt để khởi nghiệp, theo giáo sư Shlomo Maital, trước tiên cần có trí tưởng tượng thật phong phú. Hãy hình dung ra những gì đời sống cần mà chưa có ai đáp ứng, để đáp ứng. Tiếp đến là bắt đầu. Hãy biến những gì bạn tưởng tượng trở thành hiện thực. Cuối cùng là mở rộng. Khi đã biến sự tưởng tượng thành hiện thực, thì hãy nhanh chóng mở rộng nó, để đạt tới quy mô. Câu hỏi cần đặt ra khi muốn khởi nghiệp là làm thế nào để tốt hơn những người khác, những công ty khác và những quốc gia khác.
Việc khởi nghiệp luôn rất khó khăn và có nhiều rủi ro. Nếu coi thất bại là điều xấu hổ, sỉ nhục, không thể chấp nhận được thì khó có thành công. Tuy nhiên, nếu các bạn định nghĩa thất bại như một bước đi tới thành công, thì các bạn sẽ có cơ hội thành công rất lớn - vị giáo sư nói.
Tại Israel, thất bại trong khởi nghiệp được coi là vinh quang
Tại Israel, thất bại được xã hội chấp nhận và thậm chí, còn được tán dương với cụm từ "thất bại vinh quang". Giáo sư Shlomo Maital kể câu chuyện xảy ra năm 2007, một người tên là Shai Agassi sáng lập ra dự án Better Place với tham vọng sản xuất xe hơi điện để loại trừ sự phụ thuộc vào dầu mỏ. Dự án này cuối cùng không thành công, nhưng tại Israel, không có bất cứ ai nói về thất bại của Shai Agassi. Đây được coi là "thất bại vinh quang", bởi những người tham gia dự án này học được rất nhiều về công nghệ mới và sau đó đã đứng ra thành lập các DN công nghệ khác.
Khi thất bại, bạn đừng buồn nản mà ngược lại nên vui vì nó. Sau khi đã bình tĩnh trở lại, bạn nên xem xét đánh giá lại vì sao mình thất bại, sau đó hãy thử lại một lần nữa, một lần nữa, một lần nữa... xem như thế nào. Khi khởi nghiệp, các bạn không chỉ có cơ hội thành công mà có cả cơ hội thất bại. Nhưng người ta sẽ học được nhiều điều từ thất bại hơn là thành công. “Thất bại, sẽ mất tiền, tôi hiểu và không ai muốn thất bại, nhưng không vì vậy mà sợ thất bại, hãy nên có dự trù ngân sách dành cho các thất bại”, giáo sư Shlomo Maital nói.
Đề cao sự sáng tạo
Một câu chuyện đáng suy ngẫm: Israel, mới lập quốc cách đây 60 năm, với vô vàn khó khăn. Là điểm duy nhất tại Trung Đông không có một giọt dầu nào, sa mạc khô hạn, không có tài nguyên, chỉ với 7 triệu dân... nhưng đến nay, Israel đang nằm trong top 10 quốc gia công nghệ cao của thế giới.
“Vấn đề ở đây là chúng tôi có tài nguyên chất xám. Khi bị cấm vận, các nước không bán máy bay chiến đấu cho Israel, chúng tôi phải tự sản xuất và rất kinh ngạc là chúng tôi còn làm tốt hơn những người khác”.
Việt Nam: "Đừng phàn nàn về những khó khăn nữa mà hãy khởi nghiệp".
Tài nguyên thiên nhiên càng sử dụng nhiều sẽ càng cạn kiệt, nhưng có thứ tài nguyên càng sử dụng lại càng có nhiều hơn, đó chính là chất xám, là con người. Chính vì vậy cần phải đẩy mạnh, khích lệ sự sáng tạo. Không có sáng tạo thì không thể khởi nghiệp. Việt Nam có dân số gần 100 triệu người, đây là nguồn tài nguyên lớn, cần tận dụng tốt để phát triển, giáo sư Shlomo Maital nói.
Thế giới đang bị đe dọa và lo lắng bởi một loại virus Ebola ở châu Phi, còn Isarel thì lại vô cùng yêu mến một loại virus, đó là virus khởi nghiệp.
Giáo sư Shlomo Maital đưa ra một ví dụ về công ty RAD tại Israel. Công ty này được thành lập năm 1981. Sau một thời gian hoạt động, ông Yehuda Zisapel - Chủ tịch RAD, khuyến khích các nhân viên sáng tạo, xuất sắc hãy rời khỏi công ty RAD để khởi nghiệp cho riêng mình với chính sự hỗ trợ cả về kỹ thuật và tài chính từ RAD. Đến nay, đã có 128 công ty được thành lập với khoảng 15.000 nhân viên tạo thành mạng lưới gắn kết hỗ trợ nhau từ ý tưởng ban đầu của ông Yehuda Zisapel.
Hãy khuyến khích họ thành lập công ty riêng nếu họ đủ mạnh. Hãy động viên họ làm bất cứ điều gì họ thích, thậm chí là cạnh tranh với chính bạn. Việc cạnh tranh luôn mang lại những điều tích cực và giúp chính công ty phát triển tốt hơn, Giáo sư Shlomo Maital nhấn mạnh.
GDP của Việt Nam hiện nay là 2.000 USD/người/năm. Nếu một thập kỷ nữa được đẩy lên 10.000 USD/người/năm thì Việt Nam sẽ gia nhập cuộc chơi trên thế giới và các bạn trẻ có thể làm được điều này. Đừng phàn nàn về những khó khăn nữa mà hãy khởi nghiệp. Các bạn đừng chỉ chấp nhận những nhà máy sản xuất giầy, Việt Nam hoàn toàn có thể thiết kế ra các sản phẩm, rồi thuê sản xuất. Muốn đạt được như vậy, vai trò của những người trẻ và sự sáng tạo rất quan trọng. Những người trẻ, ở Isarel, họ chỉ cần một cái balo, một laptop và ý tưởng, ngồi quán cà phê hay công viên là có thể khởi nghiệp.
-
Nữ sinh 16 tuổi khởi nghiệp công ty riêng, được Forbes châu Á vinh danh
28/01/2024 2:11 PM16 tuổi bắt đầu kinh doanh, sau 2 năm, Rika Shiiki được Forbes '30 Under 30 châu Á' vinh danh là gương mặt tiêu biểu dưới 30 có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực truyền thông, marketing và quảng cáo.
-
Ý tưởng kinh doanh tốt giúp công ty khởi nghiệp của Việt Nam huy động được nguồn vốn 7 triệu USD
25/02/2022 3:35 PMOpenCommerce Group (OCG) là một trong số ít công ty khởi nghiệp Việt Nam có sản phẩm cạnh tranh với các đối thủ trong lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới.
-
Khởi nghiệp từ sạp giày trong trang trại lợn, giờ thành “vua giày” giàu nhất Đài Loan
19/02/2022 9:15 AMTừ một trang trại lợn, tỷ phú này đã gây dựng nên“đế chế” sản xuất giày hùng hậu và trở thành người giàu nhất Đài Loan.
-
Việt Nam đang trở thành trung tâm khởi nghiệp tiếp theo của châu Á
13/01/2022 4:51 PMQuan điểm Việt Nam đang dần trở thành cái nôi cho khởi nghiệp sáng tạo mới đây đã được một nhà đầu tư mạo hiểm dạn dày kinh nghiệm chia sẻ trên Bloomberg.
-
Câu chuyện khởi nghiệp thành công của tỷ phú Hui Ka Yan
25/09/2021 8:45 AMTheo Bloomberg, Hui Ka Yan là tỷ phú bất động sản giàu nhất Trung Quốc với khối tài sản ròng trị giá 35 tỷ USD và là người giàu thứ 26 trong danh sách tỷ phú thế giới.
-
Tỷ phú khởi nghiệp từ tầng hầm, hiện thực hoá giấc mơ 'phiêu lưu tới các vì sao'
17/09/2021 4:55 PMTỷ phú Jared Isaacman đã ví chuyến du hành vũ trụ mơ ước của ông “là bước đầu tiên để mở ra một thế giới mà mọi người đều có thể ‘phiêu lưu tới các vì sao’”.