Sau những thương vụ chốt deal thành công trên sóng truyền hình, việc các startup có nhận được tiền đầu tư hay không sẽ phụ thuộc vào quá trình Due Diligence (DD- rà soát đặc biệt). Hay nói cách khác đây là quá trình tái thẩm tra công ty chủ yếu trong 3 vấn đề đề: pháp lý, thương mại và tài chính.
Nhiều startup đã mất đi cơ hội đầu tư vì không vượt qua vòng DD khắc nghiệt, nhưng cũng có không ít các dự án khởi nghiệp thành công. Gần đây nhất có thể kể trường hợp của Soya Garden, startup này đã nhận được 20 tỷ đồng sau khi DD thành công, dù trước đó trong chương trình Shark Tank, CEO Nguyễn Ngọc Thủy của Egroup chỉ cam kết đầu tư 15 tỷ đồng.
Tại Shark Tank mùa 1, cặp chị em nhà sáng lập Anh Tuấn – Thu Thủy đã gọi vốn đầu tư cho mô hình kinh doanh các sản phẩm từ đậu nành chuẩn hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam. Hai nhà đồng sáng lập Soya Garden tham vọng xây dựng một chuỗi cửa hàng cao cấp, cung cấp các sản phẩm chuyên biệt từ đậu nành, đi kèm với không gian trải nghiệm, chất lượng dịch vụ hàng đầu, kỳ vọng có thề dần hình thói quen tiêu dùng đậu nành trong cộng đồng, đưa đậu nành trở thành thức uống phổ biến như cà phê và trà.
Trái ngược với sự từ chối của 4 nhà đầu tư Trần Anh Vương, Thái Vân Linh, Nguyễn Xuân Phú và Phạm Thanh Hưng vì cho rằng startup này còn non trẻ về quản trị. Ông chủ Egroup - Shark Nguyễn Ngọc Thủy lại quyết định đầu tư vào dự án 15 tỷ đồng vì "thích nhiệt huyết, ngây thơ của người khởi nghiệp và trên hết là nhận thấy tiềm năng phát triển của dự án".
Soya Garden được Shark Thủy cam kết đầu tư 15 tỷ đồng tại Shark Tank Việt Nam mùa 1.
Sau quá trình thương thuyết thành công, Soya Garden tiếp tục bước vào cuộc DD đầy căng thẳng. Hai nhà đồng sáng lập chia sẻ: "Quá trình DD của chúng tôi gây cấn chẳng kém gì quá trình thương thuyết trên Shark Tank".
Trình bày về kế hoạch kinh doanh của Soya Garden trong năm 2018, CEO Anh Tuấn mong muốn dự án này sẽ mang đến một mô hình với tất cả sản phẩm đều có nguồn gốc đậu nành, nguyên liệu chủ đạo từ đậu nành, tạo không gian trải nghiệm mới cho giới trẻ cũng như phụ nữ.
Hai nhà đồng sáng lập Soya Garden cho biết, tầm nhìn đến năm 2020 của công ty là khách hàng sẽ có thói quen đến thưởng thức Soya Garden như đi café và trà.
Trong quá trình DD, CEO Anh Tuấn cũng đã nêu ra hướng đi tương lai của công ty đó là không chỉ phục vụ xoay quanh các sản phẩm F&B mà còn tạo ra nhiều chủng loại tiêu dùng trong ngành hàng FMCG (Fast Moving ConsumerGoods - nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh) bởi đậu nành còn có thể làm rất nhiều thứ chế phẩm nữa như: sữa, bánh, các sản phẩm đóng chai…
Nhà sáng lập Anh Tuấn tin tưởng đậu nành sẽ trở thành ngành công nghiệp trong tương lai
Giải thích cho tiềm năng phát triển của công ty, CEO Soya Garden cho biết: "Thị trường đậu nành ở các nước lân cận như: Singapore, Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc đều rất phát triển. Đặc biệt ở Singapore, đậu nành đã trở thành thức uống không thể thiếu của người dân".
Vị CEO trẻ tuổi nhấn nhạnh, một thị trường khó tính như Singapore đã chấp nhận rộng rãi đầu nành, thì Việt Nam cũng nên có bước đi tương tự.
Về kế hoạch phát triển, nhà đồng sáng lập Soya Garden - Thu Thủy cho biết công ty sẽ xây dựng đội ngũ mạnh, bằng cách mời các chuyên gia trong lĩnh vực ẩm thực và dinh dưỡng, liên tục nghiên cứu để cải tiến chất lượng sản phẩm. "Như vậy, đối thủ cạnh tranh dù muốn bắt chước theo cũng sẽ tốn thời gian nghiên cứu, đi sau sản phẩm gốc của Soya Garden.
Điều đó đem đến lợi thế đặc biệt để Soya Garden có thể cạnh tranh với các đối thủ có mô hình tương tự" Thu Thủy khẳng định.
Lãnh đạo Soya Garden cho biết, về nguồn nguyên liệu, đơn vị này sẽ giữ thế chủ động bằng cách hợp tác với các đối tác mạnh đang dẫn đầu trong việc cung cấp đậu nành. Tư duy này ngay lập tức nhận được sự hoan nghênh của Shark Thủy, ông cho rằng chiến lực mà Soya Garden vạch ra "phù hợp với chiến lược "Mượn – giành – dẫn" mà tập đoàn Egroup đang theo đuổi".
Với số tiền vốn đầu từ từ Egroup, hai nhà đồng sáng lập Anh Tuấn và Thu Thủy cho biết sẽ sử dụng để nâng cao chất lượng dịch vụ cửa hàng, đặt trọng tâm vào vấn đề chuyên môn hóa. Giai đoạn đầu 2018 để xây dựng hệ thống nhân sự cốt lõi và hệ thống công nghệ thông tin, Soya Garden bày tỏ muốn được đầu tư 30 tỷ để đạt được cam kết KPI như đã trình bày.
Shark Thủy cho biết ông bị thuyết phục bởi tiềm năng của thị trường đậu nành tại Việt Nam, cũng như kế hoạch kinh doanh cùng vận hành bài bản và quan trọng nhất là sự đam mê, quyết liệt của nhà sáng lập Anh Tuấn.
Egroup đã quyết định rót vốn 20 tỷ cho giai đoạn một để Soya Garden mở 30 cửa hàng, và nếu làm tốt với khoản vốn đầu tư ban đầu này, tập đoàn sẽ tiếp tục đầu tư cho các giai đoạn tiếp theo.
-
Gọi vốn 'khủng' không đồng nghĩa với thành công
03/09/2021 8:35 AMHầu hết start-up đều nghĩ rằng, có ý tưởng độc đáo, được nhiều nhà đầu tư biết đến và gọi được vốn đầu tư là những yếu tố bảo chứng cho thành công, nhưng trên thực tế là chưa đủ.
-
Start-up nên làm gì khi gặp thất bại?
12/07/2021 7:45 AMThất bại là người bạn đồng hành với nhiều phụ nữ trên hành trình khởi nghiệp. Nên dừng lại hay đi tiếp? Những tư vấn từ chuyên gia có thể hữu ích với các start-up.
-
'Dạy' bạn trẻ 'đừng mất uy tín', Shark Việt sai phạm kéo dài nhiều năm
20/06/2021 9:40 AMShark khuyên startup 'đừng mất uy tín', chung cư do công ty của Shark xây lại vướng nhiều sai phạm, không minh bạch với cư dân.
-
Start-up giải mã gien do người Việt sáng lập huy động 2,5 triệu USD trong 30 ngày
19/03/2021 9:05 PMGenetica có trụ sở tại Hoa Kỳ, chủ yếu cung cấp dịch vụ của mình ở Đông Nam Á đã huy động được 2,5 triệu USD, chỉ trong 30 ngày.
-
Nhà đầu tư thung lũng Silicon “đổ tiền” vào Fintech Việt Nam
14/01/2021 1:32 PMViệc các nhà đầu tư nước ngoài rót tiền vào một start-up tài chính trong nước cho thấy sức hấp dẫn cũng như sự phát triển mạnh mẽ của thị trường công nghệ tài chính (Fintech) tại Việt Nam.
-
Facebook chi gần 1 tỉ USD mua lại start-up chuyên về quản lý quan hệ khách hàng
01/12/2020 10:52 AMFacebook thông báo họ sẽ mua lại Kustomer, một start-up về quản lý quan hệ khách hàng (CRM). Giá trị thương vụ này được dự đoán lên đến 1 tỉ USD.