Văn hóa điển hình của các công ty khởi nghiệp có thể mang lại hiệu quả tốt vì giờ làm việc thường linh động, nhân viên đạt năng suất cao hơn và hạnh phúc hơn trong một số khía cạnh.
Nơi làm việc của các startup thường có nhiều niềm vui, văn hóa nội bộ thì thoải mái và cởi mở, nhiều trao đổi cá nhân hơn nên sẽ giúp mọi thứ tiến triển nhanh hơn.
Khách hàng cũng thường cảm thấy thích thú và có ấn tượng tốt đẹp về những công ty mới và đầy sức sống này.
Tuy nhiên, dạng văn hóa này cũng có những hạn chế và không hẳn phù hợp với mọi doanh nghiệp mới. Năm mối nguy tiềm ẩn sau đây sẽ phản ánh những mặt hạn chế thường gặp trong văn hóa của các công ty khởi nghiệp.
Thuê nhân sự vì vẻ thu hút bên ngoài
Các công ty khởi nghiệp có thể quá đặt nặng cá tính và sự “phù hợp văn hóa” khi tuyển nhân sự. Trong khi điều họ cần là tìm kiếm người có thể giúp cho công ty thành công. Cá tính phù hợp là điều quan trọng nhưng không phải là điều kiện tiên quyết.
Kiến thức, bộ kỹ năng và tác phong, đạo đức trong công việc luôn quan trọng hơn việc người đó có biết chơi bóng bàn hay không (dù nếu họ biết chơi bóng bàn thì đó sẽ là một điểm cộng). Nếu chỉ thuê người dựa vào sự thu hút bên ngoài thì đội ngũ của công ty sẽ bị yếu đi.
“Vung tay quá trán”
Văn hóa “văn phòng vui vẻ” cần có nhiều thiết bị giải trí và môi trường thoải mái như máy pha cà phê, bàn bi-da, không gian mở để tạo điều kiện cho sự tương tác.
Nhiều doanh nhân khởi nghiệp tin rằng những thứ này sẽ giúp họ tạo lập danh tiếng và tạo được ấn tượng tốt với nhân sự tiềm năng hay khách hàng mới.
Điều này cũng đúng một phần, nhưng không nên là ưu tiên hàng đầu. Quá sa đà vào chuyện này sẽ lấy mất không ít tiền của doanh nghiệp trước cả khi ra mắt sản phẩm. Hãy tập trung đầu tư cho lần ra mắt đầu tiên và “những thứ vui vẻ” kia sẽ đến sau.
Có những quyết định cảm tính
Một không khí làm việc thân mật, thoải mái, thường xuyên trao đổi trực tiếp có thể làm giảm stress và làm người đứng đầu cảm thấy họ là một phần của gia đình hơn là một người sếp của nhân viên.
Không khí này có lợi cho doanh nghiệp nhưng cũng có thể đưa người lãnh đạo đi đến những quyết định được dẫn dắt bởi cảm xúc.
Chẳng hạn, né tránh chuyện phải sa thải một nhân viên kém năng lực vì anh ta là bạn của mình và tránh thay đổi cách vận hành doanh nghiệp vì nó có thể gây ra quá nhiều áp lực lên môi trường làm việc.
Không phân cấp, phân quyền rõ ràng
Văn hóa chuộng sự thoải mái cũng dẫn đến những “ranh giới mờ nhạt” giữa nhân viên và người quản lý. Sáng lập viên và giám đốc là người ký bảng lương nhưng trong công việc hằng ngày, tiếng nói của mọi người lại dường như có trọng lượng như nhau.
Thường thì cách tiếp cận đề cao dân chủ sẽ làm mọi người vui vẻ, nhưng khi có vấn đề xảy ra mà không xác định được rõ ràng ai là thuyền trưởng – là người lái tàu thì mọi thứ sẽ đổ vỡ. Khi gặp khó khăn và cần những quyết định cứng rắn, kịp thời thì vai trò lãnh đạo là rất cần thiết.
Bỏ quên chuyện lợi nhuận
Động lực để bắt đầu kinh doanh của một doanh nhân khởi nghiệp có thể xa hơn “chuyện kiếm lời” nhưng nếu không có đủ doanh thu, doanh nghiệp của họ không thể thành công.
Khi điều hành công ty có văn hóa thoải mái, vui vẻ, chủ nhân cũng dễ quên đi điểm cốt yếu này. Họ dễ xoay quanh từ chuyện tăng năng suất cho đến chuyện tìm kiếm sự ngưỡng mộ.
Họ mất tập trung vào những điều thực sự thúc đẩy doanh nghiệp của họ tiến về phía trước.
Đừng nên để điều đó xảy ra. So với sức mạnh cũng như sự đúng lúc, gặp thời của ý tưởng kinh doanh hay nguồn vốn và kế hoạch kinh doanh tổng thể thì văn hóa công ty là chuyện nhỏ hơn. Nhưng nếu người doanh nhân muốn thành công và có một đội ngũ hạnh phúc thì văn hóa là điều đáng được chú tâm một cách thận trọng.
Đừng xây dựng một văn hóa là bản sao hệt khuôn của những công ty từng xuất hiện đâu đó trên truyền hình, truyền thông mà hãy xây dựng một văn hóa phù hợp với doanh nghiệp.
-
Gọi vốn 'khủng' không đồng nghĩa với thành công
03/09/2021 8:35 AMHầu hết start-up đều nghĩ rằng, có ý tưởng độc đáo, được nhiều nhà đầu tư biết đến và gọi được vốn đầu tư là những yếu tố bảo chứng cho thành công, nhưng trên thực tế là chưa đủ.
-
Start-up nên làm gì khi gặp thất bại?
12/07/2021 7:45 AMThất bại là người bạn đồng hành với nhiều phụ nữ trên hành trình khởi nghiệp. Nên dừng lại hay đi tiếp? Những tư vấn từ chuyên gia có thể hữu ích với các start-up.
-
'Dạy' bạn trẻ 'đừng mất uy tín', Shark Việt sai phạm kéo dài nhiều năm
20/06/2021 9:40 AMShark khuyên startup 'đừng mất uy tín', chung cư do công ty của Shark xây lại vướng nhiều sai phạm, không minh bạch với cư dân.
-
Start-up giải mã gien do người Việt sáng lập huy động 2,5 triệu USD trong 30 ngày
19/03/2021 9:05 PMGenetica có trụ sở tại Hoa Kỳ, chủ yếu cung cấp dịch vụ của mình ở Đông Nam Á đã huy động được 2,5 triệu USD, chỉ trong 30 ngày.
-
Nhà đầu tư thung lũng Silicon “đổ tiền” vào Fintech Việt Nam
14/01/2021 1:32 PMViệc các nhà đầu tư nước ngoài rót tiền vào một start-up tài chính trong nước cho thấy sức hấp dẫn cũng như sự phát triển mạnh mẽ của thị trường công nghệ tài chính (Fintech) tại Việt Nam.
-
Facebook chi gần 1 tỉ USD mua lại start-up chuyên về quản lý quan hệ khách hàng
01/12/2020 10:52 AMFacebook thông báo họ sẽ mua lại Kustomer, một start-up về quản lý quan hệ khách hàng (CRM). Giá trị thương vụ này được dự đoán lên đến 1 tỉ USD.