Khoảng 10 năm trước, đến xã Hải Lệ đi về phía Tây Nam chừng 10km sẽ thấy một vùng đất khoảng 8ha nằm dọc theo triền một quả đồi lớn có tên gọi là Đồng Đùng. Nông dân vùng này nghe nhắc đến vùng đất Đồng Đùng đều lắc đầu ngán ngại. Bởi nơi đây đường sá đi lại hiểm trở, ruộng cằn cỗi, lúa chỉ canh tác được một vụ, năng suất lại thấp, nên đành phải bỏ hoang; cây lùng, cây léc (lau, lách) cao lút quá đầu. Vì thế, mới có tên gọi Đồng Đùng… Khi anh Định đến từng hộ gia đình thuyết phục thuê lại đất ở Đồng Lùng thì mọi người đều ái ngại cho cách làm ăn của anh.
Nhiều người bảo thẳng: “Đất ni bác cho không cháu đó. Muốn mần chi thì mần. Đất có sổ đỏ hẳn hoi. Nhưng phải bàn bạc kỹ với gia đình, chứ thấy làm ăn trên đất ni không hay chút nào”. Thật ra, những lời can ngăn của người dân trong vùng đều có cơ sở. Đối với cây lùng, nông dân kinh nghiệm: “Nhất léc, nhì lùng, tam mung, tứ sậy” để nói sự gian nan khi khai hoang vùng đất mọc các loại cây này. Đặc biệt, hơn 8ha ruộng Đồng Lùng ở lưng chừng đồi, trong khi hệ thống kênh dẫn nước nằm thấp cách 10m dưới chân đồi nên nước tưới được lên đây rất ít.
Anh Định tiếp tục khai hoang mở rộng vùng đất Đồng Lùng.
Sau khi từ miền Nam trở về quê Hải Lệ lập gia đình, anh Định bỏ hàng tháng trời cất công nghiên cứu, khảo sát để có hướng làm ăn mới. Khi phát hiện ra vùng đất Đồng Lùng để hoang phí, anh nảy sinh ý tưởng cải tạo vùng này bằng các mô hình trang trại kết hợp. Trước mắt là giải quyết bài toán khai hoang, phục hóa.
Anh Định cho biết: “Lúc đó quan sát thực địa, rồi lội xuống nhổ thử vài khóm lùng, tôi khẳng định ngay sức người không thể kham nổi, súc vật cũng không thể vận chuyển vật tư nông nghiệp đến tận chân ruộng được. Phải vay vốn ngân hàng đầu tư ngay một chiếc máy cày loại vừa để giải quyết được nhiều khâu. Bài toán thứ hai là nước, đất này bỏ hoang hóa bấy lâu do thiếu nước tưới. Được sự đồng ý của các hộ dân cho mượn đất với thời hạn 5 năm, tôi cùng gia đình bỏ hàng trăm ngày công nạo vét một mương dẫn nước tạm thời tưới tiêu cho vùng đất hoang hóa…”.
Khi tiến hành khai hoang Đồng Lùng, anh Định cùng chiếc máy cày như bị nuốt chửng trong đám lùng, léc cao rậm. Ban đầu anh dùng máy cắt ngang thân, đốt những thân khô. Sau đó dùng máy cày lắp lồng sắt phăm nát nhiều lần cho đất tơi xốp rồi mới cày được. Đất hoang hóa lâu ngày nên trơ cứng, một ngày chỉ hoàn thành được vài sào là bộ phận nồi áp suất máy cày nóng bật nắp. Quyết tâm khuất phục bằng được vùng đất này, anh Định dựng trại nghỉ ngơi ăn uống ngay tại chỗ; nuôi thêm mấy con chó, con gà làm bầu bạn khuya sớm…
Nhưng, đến nay cả một vùng đất hoang hóa đã được đánh thức. Mô hình phát triển kinh tế lợn-lúa-cá kết hợp do anh làm tuy không mới nhưng mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Điển hình như năm 2014, riêng diện tích lúa vụ Đông Xuân với 4ha đã cho năng suất đạt 50 tạ/ha, cao nhất so với toàn xã Hải Lệ. Tính ra gia đình anh thu nhập 130 triệu đồng/ha lúa, một mức thu nhập mơ ước của nhiều gia đình nông dân.
-
Trung Quốc tăng khai thác than khi khủng hoảng năng lượng ngày càng sâu sắc
09/10/2021 9:05 AMTrung Quốc đã yêu cầu các công ty khai thác ở Nội Mông tăng cường khai thác than trong bối cảnh giá dầu tăng vọt khi chi phí khí đốt tăng kỷ lục đã làm hồi sinh nhu cầu đối với các loại nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm nhất.
-
Rúng động 'con đường tơ lụa' của Khaisilk
27/10/2017 9:17 AMVụ khăn lụa Khaisilk - một thương hiệu tồn tại suốt hơn 30 năm qua - gắn mác “made in China” là cú sốc lớn cho niềm tin vào thương hiệu Việt của người tiêu dùng.
-
Người thanh niên làm giàu trên vùng đất hoang hóa
07/09/2014 8:15 PMCâu chuyện về nghị lực làm giàu của một thanh niên trên vùng đất Đồng Đùng hoang hóa, bạc màu được người nông dân ngợi ca về nghị lực vươn lên thoát nghèo. Đó là anh Nguyễn Xuân Định (34 tuổi), ở thôn Như Lệ, xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị…