Cập nhật 28/06/2013 11:33 AM
Nếu bạn muốn khởi nghiệp mà không biết bắt đầu từ đâu thì đừng lo lắng vì bạn không đơn độc. Trên thực tế, tình hình nền kinh tế hiện nay đã tạo cơ hội cho nhiều người tìm được những cơ hội nghề nghiệp mà trước đây họ nghĩ rằng không hề dành cho mình.

Và đây là 8 lời khuyên để bạn có thể bắt đầu công việc ngay từ hôm nay.

1. Tự khẳng định mình

Nếu chưa hài lòng với hoàn cảnh hiện tại thì bạn cũng phải thừa nhận rằng ngoài bản thân ra không một ai có thể thay đổi được hoàn cảnh đó. Chẳng hay chút nào nếu chỉ biết đổ lỗi cho hoàn cảnh kinh tế, lãnh đạo, người thân. Chỉ khi bạn có một quyết định đúng đắn thì sự thay đổi mới xảy ra.

2. Nhận biết công việc kinh doanh phù hợp

Chúng ta thường bỏ qua trực giác của mình dù biết rằng nó mách bảo đó là sự thật. Hãy tự hỏi chính mình xem "Điều gì mang lại năng lượng sống cho bạn mỗi khi thấy mệt mỏi?". Hãy nhìn thẳng vào những khía cạnh khác nhau của bản thân như tính cách, các mối quan hệ xã hội, tuổi tác và lắng nghe trực giác của chính bạn. Làm sao để nhận biết được hoạt động kinh doanh nào là "phù hợp" với bạn? Đối với kinh doanh, có 3 cách tiếp cận phổ biến sau: Biến kinh nghiệm thành sản phẩm; Học theo người khác; Tìm ra hướng đi mới.

3. Hoạch định kinh doanh giúp cải thiện cơ hội thành công

Một kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn có được sự định hướng rõ ràng, tập trung và tự tin hơn trong quyết định của mình. Bạn hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau:

- Tôi định tạo dựng điều gì?

- Đối tượng được phục vụ là ai?

- Tôi cam kết gì với khách hàng/người tiêu dùng cũng như bản thân?

- Mục tiêu, chiến lược, kế hoạch hành động để đạt được mục đích của tôi là gì?

4. Hiểu rõ khách hàng mục tiêu trước khi bỏ vốn

Trước khi bạn bỏ vốn cần tìm hiểu xem mọi người có muốn mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn không? Đây là điều quan trọng nhất giúp bạn có thể chứng minh thị trường tiềm năng. Nói cách khác, ai là người sẽ mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn ngoài gia đình hay bạn bè? Biên độ Quy mô thị trường mục tiêu của bạn là gì? Khách hàng của bạn là những ai? Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có liên quan đến cuộc sống hàng ngày của họ không? Tại sao mọi người lại cần đến nó?

Luôn luôn sẵn có những khảo sát của ngành mà bạn kinh doanh để có thể học hỏi, thu thập thêm những kiến thức cụ thể. Tuy nhiên, cách hay và quan trọng nhất để có được thông tin chính là trực tiếp khảo sát và lắng nghe thị trường/khách hàng mục tiêu.

5. Nắm vững tài chính cá nhân và lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp

Là một doanh nhân, cuộc sống riêng tư luôn gắn chặt với công việc kinh doanh. Bạn có thể là người chủ trực tiếp hay chỉ là một người đầu tư. Cho nên, những am hiểu kỹ về tài chính cá nhân và khả năng theo dõi chúng là bước quan trọng đầu tiên trước khi bạn kiếm tìm những nguồn kinh phí từ bên ngoài.

Bạn cần cân nhắc kỹ loại hình kinh doanh của mình: cá thể (quỹ đầu tư nhỏ), nhượng quyền (điều tiết được lượng vốn), công nghệ cao (đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn). Cần dựa vào khả năng tích lũy vốn vào thời điểm quyết định kinh doanh để lựa chọn chứ không phụ thuộc vào cách mà bạn kiếm được chúng.

6. Xây dựng mạng lưới hỗ trợ

Dưới đây là một số cách cơ bản để bạn kiến tạo được mạng lưới của riêng mình:

- Khi tham gia vào những sự kiện xã hội hãy hỏi mọi người xem bạn có thể làm gì giúp họ. Chìa khóa ở đấy là lắng nghe mọi người chứ không phải ca ngợi về bản thân hay công ty của bạn.

- Dù tham gia vào nhóm nào, hãy lịch thiệp, giúp đỡ mọi người và tổ chức giới thiệu miễn phí.

- Bạn sẽ là người đầu tiên xuất hiện trong tâm trí những người từng được bạn giúp đỡ khi họ cần dịch vụ của bạn hoặc họ bắt gặp một ai khác cũng có nhu cầu.

7. Bán hàng bằng cách tạo ra giá trị

Hãy quan niệm rằng bạn đang phục vụ khách hàng của mình. Và lẽ dĩ nhiên, càng nhiều người "được bạn phục vụ" bạn càng kiếm được nhiều tiền. Để quan tâm đến khách hàng, bạn hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi sau:

- Điều gì mà tôi có thể mang lại cho khách hàng của mình?

- Tôi sẽ làm thế nào để giúp khách hàng theo đuổi được mục tiêu riêng của họ?

- Phương pháp tiếp cận này là một cách làm mới sản phẩm và đưa ra một sản phẩm giá trị hơn mà người tiêu dùng sẽ đánh giá cao.

- Hãy thông báo cho mọi người biết.

- Luôn luôn sẵn sàng để nói cho mọi người biết về bạn và những điều bạn làm với một sự niềm tin chứ không phải là sự biện bạch. Bạn hãy sử dụng những công cụ trực tuyến hiệu quả như Twitter, Facebook, YouTube, LinkedIn để đăng tải tin tức. Sử dụng mạng ảo xã hội như những địa chỉ "tiếp xúc" với những người ủng hộ và hâm mộ bạn, hãy đăng tải những thông tin khiến họ thích thú.

Huyền Trang (Thời báo kinh doanh)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.