Khởi nghiệp có lẽ là cụm từ hot nhất năm qua, chẳng thế mà đến Táo Quân chương trình ăn khách nhất dịp cuối năm cũng dành hẳn một phần của Táo Kinh tế để nói về những vấn đề rất nóng của khởi nghiệp. Mỗi ngày hàng trăm bài báo, những phân tích về khởi nghiệp không còn quá xa lạ với các bạn trẻ quan tâm đến lĩnh vực này. Tuy nhiên, một góc nhìn không sách vở, đầy thực tế của Nguyễn Tường An từ kinh nghiệm trong quá trình khởi nghiệp để đi đến thành công của cô nhận được sự chú ý của rất nhiều bạn trẻ.
Nguyễn Tường An.
Hiện tại, Tường An cô gái thuộc thế hệ 9X đang là CEO công ty cổ phần sản xuất dược Doctor A. Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối dược phẩm với đầy rẫy những khó khăn thách thức, Tường An luôn trăn trở và muốn trao những giá trị khởi nghiệp cho các bạn trẻ, cô chia sẻ: “Khởi nghiệp cần biết thời điểm, cần mục tiêu, mình cần gì, mình thiếu gì? Nếu mình thiếu tiền thì mình đi tìm đối tác có tiền, mình thiếu tri thức mình tìm những cộng sự, đối tác có kiến thức, mình thiếu quan hệ mình tìm đối tác có quan hệ, mình thiếu chiến lược mình tìm đối tác tư vấn chiến lược. Nhiều bạn chọn sai mảnh ghép cũng dẫn đến những sai lầm, bước đi sai phải trả giá rất đắt dù có muốn hay không. Trong đó các mảnh ghép lại có sự đan xen, chuyển giao lẫn nhau. Hết giai đoạn thiếu tiền sang thiếu chiến lược, điều này cần tư duy nhạy bén và định đoán được tình thế của mỗi thời kỳ” – Nguyễn Tường An.
Từ việc phân tích “cách tìm mảnh ghép” trong quá trình khởi nghiệp đến sự khác biệt của các thế hệ khởi nghiệp dưới lăng kính của Tường An cho thấy một bức tranh toàn cảnh về quá trình khởi nghiệp thời đại Quốc gia khởi nghiệp. “Bản thân tôi thì nhận thấy một thế hệ có những cái trũng khởi nghiệp, thế hệ trước 6X, 7X, 8X luôn có nền xuất phát điểm là đại học, cao đẳng mới có thể nghĩ tới làm việc ổn định, bởi vậy mới có câu chuyện không học đại học thì không thành tài sau này. Thời kỳ 9X khởi nghiệp với sự bùng nổ của facebook, của marketing online thì sự cạnh tranh của càng khốc liệt hơn bao giờ hết, có thể đêm nay đó là ý tưởng của bạn, nhưng sáng ngày mai nó sẽ là một dự án của một người khác. Khi khởi nghiệp những năm về trước tôi còn thấy rộ lên khuynh hướng khởi nghiệp 0 đồng, nhưng cho tới bây giờ thì thời 0 đồng không còn nữa. Chẳng có chuyện thất bại rồi làm lại nhiều lần vẫn cứ nghênh ngang rằng ta đây vẫn chỉ đang khởi nghiệp. Bắt đầu từ lần thứ hai, bạn đã được liệt vào dạng "lập nghiệp", tức là dựa trên nền tảng kinh nghiệm vốn có để bắt đầu lại sự nghiệp.
Khởi nghiệp rồi lại lập nghiệp, số người thật sự thành công chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Có quá nhiều nguyên nhân lý giải cho sự thất bại. Nhưng hầu như đa phần đều chạy theo trào lưu khởi nghiệp, chưa có sự chuẩn bị kỹ càng, học hỏi kinh nghiệm,... Những ý tưởng theo lối mòn, không nắm bắt định hướng hay xu thế mới của thị trường thế giới. Quán coffee, quán ăn, kinh doanh online,... là những dự án khởi nghiệp phổ biến của người trẻ Việt, trong khi thị trường này đã quá bão hòa. Cứ khởi nghiệp cho "bằng bạn bằng bè"?. Cần phải biết người, biết ta thì trăm trận may ra trăm thắng. Câu trả lời được đúc rút từ cá nhân An An là đừng tốn thời gian và nguồn lực để khởi nghiệp nếu bạn chưa thực sự xác định được rõ con đường của mình. Và nếu chưa xác định rõ được con đường và lịch trình thì hãy đi theo, làm cho người đi trước để học hỏi kinh nghiệm.
Tôi tự nhận biết bản thân mình không phải là người không quá là giỏi về chuyên môn, nhưng tôi tự biết mình cần gì, thiếu gì, và tôi cho phép mình được khởi nghiệp, trong hành trình đó tôi chia được những giai đoạn khởi nghiệp cụ thể. Ví dụ nhỏ trong hành trình đó trong 1 đến 3 năm đầu mình tập trung tích lũy tài chính để mình có nền tảng nguồn lực cho bước đi sau, có nhiều bạn bè của tôi có xuất phát điểm tốt hơn tôi, khi khởi nghiệp họ chọn cách đốt cháy tất cả các giai đoạn nhưng cũng chính vì vậy mà họ lựa chọn cách xây dựng luôn thương hiệu, với tôi cho rằng bài toán làm thương hiệu là bài toán của các ông lớn, bài toán của khởi nghiệp nhiều nghìn tỉ. Mình chỉ làm tốt trong đạo đức nghề nghiệp, làm tốt lĩnh vực mà mình theo đuổi, vô hình chung đó cũng là cách để tôi đặt những viên gạch để sau này tôi xây dựng cho mình một cái name riêng, một thương hiệu riêng, có thể là An An người truyền cảm hứng cho thế hệ người Việt trẻ khởi nghiệp. Thân mến!”
Đam mê, hoài bão nhưng rất thực tế, câu chuyện “tìm mảnh ghép” trong khởi nghiệp của Nguyễn Tường An là cách để tránh khỏi những sai lầm nghề nghiệp mà hầu hết người trẻ đang mắc phải.
-
CEO Nguyễn Tường An: Khởi nghiệp là hành trình đi tìm mảnh ghép
12/04/2018 11:08 AMNhững thử thách mà CEO Doctor A – Nguyễn Tường An gặp phải đã thôi thúc cô gái 9X đam mê khởi nghiệp nhìn nhận và gợi ý bài học “ tìm mảnh ghép” cho các bạn đã và muốn khởi nghiệp.