Trong bữa tối ngày 28/3, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tặng ông Tập Cận Bình một tấm bản đồ cổ của Trung Quốc, biên giới chỉ đến đảo Hải Nam.
Thủ tướng Đức và Chủ tịch Trung Quốc xem bản đồ Trung Quốc cổ thế kỷ 18 do Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville (Pháp) vẽ, tại Phủ Thủ tướng Đức ở Berlin tối 28/3 |
Trả lời phỏng vấn VTC News, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, cựu Đại sứ Việt Nam tại Thụy Điển và Mexico, hiện là Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Phát triển quan hệ quốc tế nói: "Đây là hành động thể hiện sự quan tâm của Đức dành cho Trung Quốc đã có từ hàng trăm năm trước".
Theo ông Trường, việc bà Merkel tặng ông Tập Cận Bình tấm bản đồ được họa sĩ người Pháp vẽ và xuất bản tại Đức cho thấy mối liên hệ song phương đã hình thành từ lâu. Tiến sỹ cho biết: "Hành động này hoàn toàn vô tư và tấm bản đồ là ấn phẩm chính xác".
Trong cuốn sách Về vấn đề Biển Đông mới xuất bản của mình, ông Trường đã nêu rõ: "Khảo sát tất cả bản đồ của Trung Quốc do người Trung Quốc vẽ từ năm 1909 trở về trước đều xác định đảo Hải Nam là cực nam".
So với tấm bản đồ bà Merkel tặng ông Tập Cận Bình, được vẽ vào năm 1735 bởi họa sĩ bản đồ người Pháp Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville, rõ ràng việc Hoàng Sa và Trường Sa không xuất hiện là hoàn toàn chính xác.
Theo chú thích của các trang web chuyên về bản đồ cổ, tác phẩm được d'Anville vẽ dựa vào các cuộc khảo sát địa lý của những nhà truyền giáo Dòng Tên ở Trung Quốc. Nó được gọi là đại diện của 'tổng hợp kiến thức châu Âu về Trung Quốc trong thế kỷ 18".
Trong tấm bản đồ, với chú thích bằng chữ Latin có nghĩa là 'Trung Quốc chuẩn' cho thấy chủ yếu là vùng dân cư người Hán, không có Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ hay Mãn Châu. Biên giới phía Nam kéo dài đến sát đảo Hải Nam.
Đài Loan và Hải Nam được vẽ bằng màu biến giới khác so với phần đại lục. Tất nhiên, Hoàng Sa và Trường Sa không thể xuất hiện trong tấm bản đồ 'Trung Quốc chuẩn' này.
-
Đi làm giữa mùa đại dịch: Đừng chờ tới lúc bàng hoàng khi bị sa thải, không chuẩn bị ngay bây giờ thì bạn sẽ trắng tay
31/03/2020 11:00 AMĐại dịch COVID lan tràn trên toàn thế giới khiến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Những người trẻ đã và sắp phải nghỉ việc, bạn đã chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng để đối phó với những ngày đầy hoang mang?
-
Trung Quốc xua tàu chiến mới nhất ra Hoàng Sa
06/06/2014 3:29 PMWant China Times đưa tin tàu hộ tống Type 56 mới nhất có tên Lô Châu sẽ được Hải quân Trung Quốc xua ra khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
-
Báo Nga: Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam
03/06/2014 8:17 AMBáo Gazeta.ru (Nga) ngày 1-6 đăng tải một bài viết trong đó đưa ra những bằng chứng lịch sử chứng minh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
-
Tường trình từ vùng biển nóng Hoàng Sa Tàu Trung Quốc mở rộng phạm vi cản phá ra 9,5 hải lý
27/05/2014 11:02 AMNgày 26.5, kiểm ngư Việt Nam (VN) đã phát hiện tàu tên lửa tấn công nhanh, tàu khu trục tên lửa, tàu quét mìn quanh khu vực giàn khoan trái phép Hải Dương 981. Các tàu Trung Quốc (TQ) cũng tăng cường hoạt động do thám nắm tình hình, mở rộng phạm vi cản phá ra 9,5 hải lý. Xuất hiện tàu tên lửa tấn công, tàu quét mìn của TQ.
-
Trung Quốc tiếp tục sử dụng nhiều tàu lớn uy hiếp tàu Việt Nam
24/05/2014 10:03 AMTheo phóng viên TTXVN đang có mặt tại vùng biển Hoàng Sa, ngày 23/5, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa biển động, sóng biển có lúc dâng cao tới 1,5m.
-
“Nóng” từ Hoàng Sa sáng ngày 22.5: Các tàu Trung Quốc thêm phần hung hăng, mở rộng phạm vi cản phá
22/05/2014 3:33 PM7h25' sáng nay (22.5), tàu kiểm ngư HB 926 cùng các biên đội tàu của Việt Nam tiến về phía giàn khoan Hải Dương 981 làm nhiệm vụ chấp pháp, khi còn cách giàn khoan 8 hải lý về phía Đông Nam, có hàng chục tàu hải cảnh, hải giám, hải tuần Trung Quốc hung hăng lao ra cản phá.