Cứ sau 1 tuần, Trung Quốc lại "đẻ" thêm 5 tỷ phú, kinh tế Trung Quốc được ví như đầu tàu nền kinh tế thế giới.

Dựa trên Danh sách Người giàu có Trung Quốc 2020 mà Công ty phân tích thị trường Hurun Report công bố ngày 20/10 cho thấy, việc các công ty đổ xô lên sàn chứng khoán trong năm nay góp phần tạo ra số lượng tỷ phú kỷ lục tại Trung Quốc.

Tỷ phú Jack Ma tiếp tục nắm giữ vị trí người giàu nhất Trung Quốc với khối tài sản 58,8 tỷ USD, tăng vọt 45% so với năm ngoái.

Báo cáo cho thấy, tính tới tháng 8/2020, Trung Quốc có khoảng 2.000 cá nhân với giá trị tài sản ròng hơn 2.000 tỷ NDT (300 triệu USD), đưa tổng giá trị tài sản ròng của những tỷ phú này lên 4.000 tỷ USD. Tính từ đầu năm tới nay, nhóm siêu giàu này đã kiếm thêm tổng cộng 1.500 tỷ USD.

Chủ tịch công ty Hurun Report, ông Rupert Hoogewerf và trưởng nhóm nghiên cứu của bản báo cáo này cũng bất định, lượng tài sản tăng thêm của giới siêu giàu Trung Quốc tạo ra trong năm nay nhiều hơn tổng 5 năm trước cộng lại. Điều này cho thấy cấu trúc của nền kinh tế đã phát triển, thay đổi khỏi những lĩnh vực truyền thống như sản xuất và bất động sản, hướng đến nền kinh tế mới.

“Thế giới chưa từng chứng kiến sự giàu có như thế này được tạo ra chỉ trong một năm. Các doanh nhân Trung Quốc đã làm tốt hơn nhiều so với dự kiến. Bất chấp COVID-19, họ đã tăng lên với mức kỷ lục" - ông Hoogewerf nhận xét.

Bất chấp là nơi bắt đầu đại dịch COVID-19, nền kinh tế Trung Quốc hiện đang được giới phân tích đặt cược nhiều triển vọng.

Reuters dẫn số liệu ngày 19/10 của Tổng cục Thống kê (NBS) cho thấy GDP Trung Quốc tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với 3,2% của quý II.

Cũng theo số liệu của NBS, doanh số bán lẻ của Trung Quốc tăng 3,3% trong tháng 9 và 0,9% trong quý III. Tính chung cả 3 quý, số liệu này giảm 7,2%.

Trong tháng 9, tỷ lệ thất nghiệp tại thành thị Trung Quốc giảm nhẹ xuống 5,4%. Sản xuất công nghiệp tăng 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái, kéo tăng trưởng 9 tháng lên 1,2%.

Hồi quý I, GDP Trung Quốc giảm 6,8% do đại dịch COVID-19 khiến đất nước bị phong tỏa. Sang quý II, nền kinh tế này đã hồi phục với mức tăng trưởng 3,2%. Lũy kế 9 tháng, nền kinh tế lớn nhì thế giới tăng trưởng 0,7%.

Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một loạt biện pháp trong năm nay, như tăng chi tài chính, giảm thuế và giảm lãi suất cho vay cũng như giảm yêu cầu dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng, nhằm vực dậy nền kinh tế sau dịch và hỗ trợ việc làm.

Quan chức cấp cao NBS cho biết nền kinh tế Trung Quốc đang tiếp tục khôi phục bền vững với các nhân tố tích cực ngày càng nhiều, khi nước này tiếp tục thúc đẩy các chính sách cân bằng giữa kiểm soát dịch và phát triển kinh tế.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn duy nhất của thế giới tăng trưởng trong 2020, với mức tăng 1,9%.

Kinh tế Trung Quốc đang là đầu tàu kéo cả thế giới?

Ông Chang Shu, chuyên gia kinh tế trưởng về châu Á của Bloomberg cũng có cái nhìn lạc quan về kinh tế Trung Quốc. "Sự phục hồi kinh tế Trung Quốc đang duy trì. Tốc độ tăng trưởng quý 3 không đạt dự báo có thể do ngành dịch vụ vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của dịch bệnh. Nhưng ngành sản xuất đã quay trở lại với tốc độ tăng trưởng trước đại dịch".

Chuyên gia kinh tế trưởng của hãng thương mại điện tử JD.com, ông Shen Jianguang, phát biểu: "Trung Quốc đang hỗ trợ thế giới theo một cách khác so với những gì họ làm sau năm 2008. Một nền kinh tế tăng trưởng chậm lại đồng nghĩa với việc Trung Quốc khó có thêm một chương trình kích cầu lớn trong 2020. Thay vào đó, Trung Quốc làm công việc của mình bằng cách giữ vai trò ‘người cung cấp phương tiện cuối cùng’".

Ông Vitor Gaspar, Giám đốc bộ phận tài chính của IMF mới đây cho biết Trung Quốc có "dư địa" tài chính để hỗ trợ sự phục hồi kinh tế và hối thúc nước này củng cố nền tảng tài chính vĩ mô để ứng phó những thách thức ngày càng lớn hơn từ dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) mới nhất, IMF dự báo nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 1,9% trong năm 2020, cao hơn 0,9 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 6/2020.

Dựa trên số liệu của IMF, Bloomberg ước tính rằng đóng góp của Trung Quốc vào tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ tăng từ mức 26,8% trong năm 2021 lên mức 27,7% vào năm 2025.

Xem thêm bài viết về: Ông Jack Ma
Kim Hoa (ĐV)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.