Ngày 5/11, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ, trong khi vẫn đảm bảo các quyền lợi của người lao động và bảo vệ môi trường.

Tổng thống Mỹ Barack Obama. (Ảnh: Reuters/TTXVN)

Trong một tuyên bố, Tổng thống Obama nhận định TPP "đặt lợi ích của người lao động Mỹ lên hàng đầu" do đây là thỏa thuận thương mại có "tiêu chuẩn lao động cao nhất trong lịch sử."

Ông khuyến cáo nếu Quốc hội Mỹ không không qua thỏa thuận này, việc làm của người dân Mỹ sẽ bị đe dọa.

Ông còn khẳng định TPP sẽ tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp Mỹ, đồng thời nhấn mạnh TPP không chỉ tháo gỡ các rào cản thương mại vốn gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ của Mỹ mà còn đặt ra các quy tắc về quyền lợi của người lao động Mỹ. Không chỉ có vậy, TPP cũng là thỏa thuận thương mại đưa ra "các cam kết bảo vệ môi trường mạnh mẽ nhất trong lịch sử."

Phát biểu của Tổng thống Obama được đưa ra ngay sau khi Mỹ cùng 11 quốc gia thành viên TPP đồng loạt công bố toàn văn hiệp định TPP.

Việc công bố toàn văn hiệp định TPP diễn ra đúng một tháng sau khi quá trình đàm phán kết thúc. Văn bản gồm đầy đủ thông tin chi tiết về các cam kết và các điều khoản áp dụng với tất cả các nước thành viên.

TPP chính thức hoàn tất đàm phán vào ngày 5/10/2015 và được xem là hiệp định thương mại thế kỷ, mang tính lịch sử, lớn nhất trong vòng 20 năm qua.

TPP có sự tham gia của 12 nước gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam.

Các nước cũng kỳ vọng thỏa thuận này sẽ giúp nâng cao mức sống của người dân, giảm nghèo, khuyên khích sự minh bạch, hiệu quả điều hành cũng như cải thiện việc bảo vệ người lao động, môi trường.

Hiệp định cũng được xem là bước quan trong việc tiến gần tới mục tiêu thúc đẩy thương mại tự do trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

TTXVN/Vietnam+
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Anh muốn tham gia TPP sau khi rút khỏi EU

    Anh muốn tham gia TPP sau khi rút khỏi EU

    03/01/2018 7:45 PM

    Gần đây, Anh tổ chức một cuộc hội đàm không chính thức, bàn về việc tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit).

  • “Cứu sống” TPP mới chỉ là bước đầu

    “Cứu sống” TPP mới chỉ là bước đầu

    13/11/2017 10:26 PM

    Tất các nước đều phải xem xét đánh giá lại yêu cầu, lợi ích cũng như những điểm cân bằng để duy trì hiệp định này ở chất lượng cao.

  • Đàm phán về TPP giữa 11 nước đã gần đi đến đích cuối cùng

    Đàm phán về TPP giữa 11 nước đã gần đi đến đích cuối cùng

    03/11/2017 9:27 PM

    Theo trang tin Globe and Mail của Canada, các cuộc đàm phán về việc thực thi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa 11 nước (không bao gồm Mỹ) đã gần đi đến đích cuối cùng trước thềm Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam.

  • Chưa thể đạt được thỏa thuận về hiệp định sẽ thay thế TPP trong năm nay

    Chưa thể đạt được thỏa thuận về hiệp định sẽ thay thế TPP trong năm nay

    11/09/2017 2:26 PM

    Thay vào đó, bộ trưởng các nước tham gia đàm phán RCEP cho biết họ sẽ cố gắng để đạt được những bước tiến lớn vào tháng 11 tới.

  • TPP liệu có tan rã?

    TPP liệu có tan rã?

    23/03/2017 8:52 PM

    Bất chấp tuyên bố mạnh mẽ, bộ trưởng thương mại các nước trong cuộc họp tại Chile tuần trước vẫn phải chấp nhận thực tế là triển vọng Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang rất yếu...

  • Bloomberg: Kinh tế Việt Nam hướng đến láng giềng khi Mỹ rút khỏi TPP

    Bloomberg: Kinh tế Việt Nam hướng đến láng giềng khi Mỹ rút khỏi TPP

    29/01/2017 7:10 PM

    Hiệp định TPP bất thành "sẽ khiến chúng tôi phải mở rộng sang các thị trường khác", ông Nguyễn Đức Kiên - Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho biết trên Bloomberg, "Chúng tôi có nhiều tiềm năng tăng xuất khẩu" sang các thị trường tại ASEAN, hoặc "một số quốc gia trong khu vực có hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, như Hàn Quốc hay Nhật Bản".

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.