Trong khi nhiều doanh nhân cho rằng cần xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp ngay từ đầu, thậm chí từ khi doanh nghiệp chưa thành lập, Tổng giám đốc Tập đoàn Ecopark Trần Quốc Việt lại khẳng định, doanh nghiệp sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn lột xác và việc xây dựng chiến lược nằm ở giai đoạn thứ hai.
Ông Việt ví von quá trình phát triển của doanh nghiệp cũng như cách một con rắn lớn lên. Giai đoạn lột xác thứ nhất là giải quyết những khủng hoảng về mặt quản trị liên quan đến vốn, nhân sự, thị trường... Khi đã có nền tảng về mặt quản trị mới xác định đường đi cho 10 - 20 năm tiếp theo, mới tính chuyện trao nghiệp cho thế hệ kế cận.
Đa phần doanh nghiệp đều xuất phát từ doanh nghiệp nhỏ, mỗi năm có vài chục nghìn doanh nghiệp giải thể nên khi mới thành lập, có thể tồn tại đã là thành công bước đầu.
Lãnh đạo Ecopark cho rằng, doanh nghiệp chỉ nên được xây dựng chiến lược khi đã đủ chín, đủ ngấm và đủ hiểu giống như thành ngữ "biết người biết ta, trăm trận trăm thắng".
Muốn xây được chiến lược tốt phải có cả lý thuyết và kinh nghiệm, vì có những người rất giỏi về chiến lược nhưng khi làm kinh doanh lại dễ đổ vỡ do trong đầu lúc nào cũng chỉ có chiến lược, những thứ rất ghê gớm.
Ông Trần Quốc Việt, Tổng giám đốc Tập đoàn Ecopark |
“Đầu tiên, cảm giác tiền sẽ giúp thành công. Cứ làm cho ra tiền, có rồi mới quản. Nếu chưa có gì thì lấy gì để quản?”, ông Việt đặt vấn đề.
Doanh nghiệp có thể thoải mái nói về chiến lược nhưng ông Việt cho rằng không nên làm vội.
Quá trình tồn tại một cách bản năng sẽ giúp doanh nghiệp cảm nhận sâu về ngành, đối thủ và thị trường, để từ đó có thể tạo nên một chiến lược tốt.
Tuy nhiên, nếu nghĩ nhỏ sẽ không bao giờ lớn được. Có những giai đoạn doanh nghiệp phải cặm cụi kiếm từng đồng doanh thu, mừng vì bán được từng sản phẩm, nhưng sẽ có lúc phải dừng lại xem đường đi sắp tới sẽ thế nào.
“Khi đói thì kiếm cơm ăn theo bữa nhưng khi đã ăn no, ngủ ngon rồi thì phải xem 10 - 20 năm tới mình là ai. Nhu cầu về chiến lược xuất hiện ở giai đoạn này”, ông Việt nói.
Chiến lược có thể xa vời như cá gỗ treo cao nhưng đó là niềm tin
Trong hơn 22 năm làm lãnh đạo doanh nghiệp, ông Việt đã ba lần xây dựng chiến lược 10 năm. Đầu tiên là Biti’s, tiếp đến là Kinh Đô Miền Bắc và từ tháng 2/2019, ông trở thành Tổng giám đốc Tập đoàn Ecopark - chủ đầu tư khu đô thị Ecopark ở tỉnh Hưng Yên - với nhiệm vụ đầu tiên là hoạch định chiến lược trong 10 năm tới.
Một lần, ông Việt đến công trường khu đô thị và đặt câu hỏi cho công nhân ở đây “anh đang xây gì?”. Câu trả lời thứ nhất ông nhận được là xây một bức tường. Câu trả lời thứ hai là xây một toà nhà. Và câu trả lời thứ ba là xây dựng thành phố Ecopark. Đó là ba tầm nhìn khác nhau của những người công nhân xây dựng.
Theo ông Việt, nếu một người có tầm nhìn xa thì có thể giúp công ty tiến xa hơn, cũng như sử dụng đèn pha giúp xe phóng được nhanh hơn. Còn chỉ dùng đèn cốt để chăm chú tránh ổ gà thì sẽ luôn mắc phải ổ gà, chỉ làm những điều ngắn hạn, trước mắt.
Điều quan trọng đầu tiên là phải làm cho cán bộ nhân viên có niềm tin vào tương lai. Tầm nhìn xa đến đâu là một chuyện nhưng quan trọng hơn, tầm nhìn đó cần là một tầm nhìn chung, không chỉ của riêng lãnh đạo mà cần là của cả tập thể.
“Nếu tất cả nhân sự trong công ty có chung tầm nhìn thì việc xây dựng và thực thi chiến lược vô cùng thuận lợi. Nhưng nếu lệch pha nhau, một bên lãnh đạo nhìn xa nhưng nhân viên nhìn thấp thì xây dựng chiến lược cũng vô nghĩa. Cũng như mình đang kéo một cỗ máy rất nặng nề”, lãnh đạo Ecopark nhận định.
Nhưng để tất cả nhân sự trong công ty có chung tầm nhìn, có chung định hướng cũng không phải là điều đơn giản. Chìa khoá, theo ông Việt, nằm ở tố chất của người lãnh đạo.
Có nhiều mẫu lãnh đạo, từ người truyền cảm hứng cho đến những người theo phong cách “sát thủ”, mỗi người có một điểm mạnh riêng. Tuy nhiên, đối với vấn đề chiến lược thì phải truyền cảm hứng.
“Chiến lược là niềm tin, có thể rất xa vời như con cá gỗ treo trên cao, nhưng điều đó làm cho người ta tin. Họ tin rằng hôm nay ăn mắm, ăn muối nhưng tương lai sẽ ăn thịt ăn cá với lãnh đạo, hôm nay khó khăn nhưng quyết tâm đi đường dài vì họ thấy suy nghĩ của lãnh đạo đúng và có tầm”, ông Việt nói.
Điều này cũng được ông Việt ví von như chuyện lấy chồng, hỏi vợ. Người phụ nữ có thể lấy chồng nghèo nhưng họ tin tưởng tương lai chồng sẽ giàu và sẽ yêu thương họ.
Với đàn ông, họ thường không chọn hoa hậu mà chọn những người có tiềm năng trở thành hoa hậu. Chiến lược cũng vậy, phải có tầm nhìn vào tương lai.
Việc xây dựng chiến lược giống như việc kết hôn, là sự lựa chọn cho cả cuộc đời. Chiến lược là một hành trình, một con đường và cả triết lý.
Nó không đơn giản là một mô hình kinh doanh, không chỉ là để chiến thắng trong một trận đánh mà phải giúp chiến thắng trong mọi cuộc chiến.
Thông thường, khi lãnh đạo doanh nghiệp không có kinh nghiệm thì sẽ đi thuê tư vấn về giúp xây dựng chiến lược. Tuy nhiên, có những chiến lược được xây nên rất hoành tráng, vẽ nên một bức tranh rất đẹp nhưng ông Việt cho biết, những bức tranh đấy chỉ dùng để treo tường, để trang trí.
Chiến lược, cần đi từ ý tưởng của người đứng đầu là người hiểu biết nhất về công ty, là những người gánh trên vai sứ mệnh của công ty.
Một nhà tư vấn dù có trách nhiệm cũng không chắc sẽ theo doanh nghiệp 5 - 10 năm. Họ chỉ có thể giúp doanh nghiệp tạo một cái khung, cung cấp lý thuyết, mô hình. Tất cả chỉ mang tính chất tham khảo.
“Bố mẹ có thể khuyên con lấy người này, người kia nhưng lấy ai là việc của bạn, bạn phải là người chịu trách nhiệm cho quyết định, cho tương lai của mình. Tương tự, sự thành bại của doanh nghiệp nằm ở chiến lược, hướng đi, do đó chủ doanh nghiệp phải quyết định, không ai quyết định thay được”, ông Việt nói.
Lãnh đạo Ecopark cũng nhấn mạnh, trong quá trình thực hiện chiến lược, đôi khi cơ hội đến rất nhiều, song khi đã xác định đường đi thì không đứng núi này trông núi nọ.
Ngoài ra, phải có công tác đánh giá thực hiện chiến lược mỗi năm để xem có phù hợp, hiệu quả hay không từ đó có những điều chỉnh phù hợp.
Đặc biệt, chiến lược không chỉ là cách làm kinh doanh mà còn là triết lý sống, một chiến lược hay phải có hồn của doanh nghiệp trong đó, phải để nó được truyền tải và thấm vào từng nhân sự trong doanh nghiệp.
-
Doanh nghiệp du lịch nước ngoài làm gì để sống qua đại dịch?
28/06/2021 5:10 PMCovid-19 - rủi ro có một không hai, đòi hỏi các giải pháp chưa có tiền lệ. Dưới đây là cách 4 doanh nghiệp và tổ chức nước ngoài hoạt động trong ngành du lịch đã thực hiện để sống sót qua đại dịch.
-
Nhà hàng Hong Kong áp dụng mô hình 'bong bóng vaccine' thúc đẩy kinh doanh
21/06/2021 1:18 PMNhiều nhà hàng tại Hong Kong (Trung Quốc) đã áp dụng mô hình “bong bóng vaccine” được giới thiệu từ cuối tháng 4, cho phép các nhà hàng nhận nhiều khách hơn và phục vụ ăn uống lâu hơn tùy thuộc vào tình trạng tiêm phòng của khách.
-
3 chiến lược để phụ nữ 'tranh đấu' tốt hơn trong sự nghiệp
09/03/2021 8:20 AMTrong môi trường làm việc, phụ nữ thường ngại hoặc thiếu năng lực tranh đấu cho quyền lợi và cơ hội chính đáng của chính mình.
-
CEO và Giám đốc nhân sự cần làm gì để duy trì văn hóa doanh nghiệp trong và sau đại dịch?
04/09/2020 9:11 AMCafeLand - Đại dịch, giãn cách xã hội đã làm thay đổi cách những nhân viên văn phòng làm việc. Giờ đây nhân viên dành phần lớn thời gian để làm việc tại nhà thay vì tại văn phòng. Ngay cả khi làm việc cùng nhau họ cũng hạn chế việc tiếp xúc và không gian làm việc chung cũng thay đổi. Những thay đổi này có thể sẽ tác động lên văn hóa doanh nghiệp, một loại tài sản vô hình mà các công ty luôn mong muốn hoàn thiện.
-
Hai mảnh ghép chiến lược của ông chủ IKEA
22/06/2020 5:26 PMGã khổng lồ nội thất Thụy Điển không muốn lãng phí cơ hội do dịch COVID-19 mang lại.
-
Chấp nhận cú đau, sếp mạnh tay thu 2,5 tỷ/tháng giữa khủng hoảng
02/05/2020 9:06 AMCEO đưa ra một quyết định táo bạo với mô hình tinh gọn, nhờ vậy vẫn thu về doanh thu khoảng 2-2,5 tỷ đồng/tháng.