Chỉ 3 phút không có mặt phụ huynh, bé gái D. (5 tuổi, ngụ quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh) đã dùng vải voan treo cổ trong phòng ngủ theo một trò chơi đang khá phổ biến trên YouTube. Sau 4 tiếng đồng hồ nỗ lực cứu chữa, bé đã không qua khỏi.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, thời điểm bé D. cấp cứu rất nguy kịch. Dù đã nỗ lực cứu chữa nhưng bé ngưng thở, chết não, ngưng tim sau 4 giờ cấp cứu.

Dì của bé D. cho biết, bé xem rất nhiều kênh khác nhau trên YouTube, trong đó vài lần gia đình phát hiện bé coi những kênh có nội dung xấu, bạo lực. Gia đình khuyên bảo bé tắt và bé vâng lời làm theo. "Trẻ con rất hiếu động và nghịch ngợm. Các bé không biết rằng chỉ một chút hiếu kỳ mà dẫn đến hậu quả nặng nề. Cháu gái mình mất do nghịch dại theo mấy clip trên YouTube mà vài lần vô tình xem được, gia đình cũng không thể kiểm soát hết", chị Nguyệt nghẹn ngào.

Đây chỉ là một trong nhiều vụ việc nguy hiểm liên quan đến tình trạng trẻ em sử dụng máy tính, điện thoại mà thiếu sự kiểm soát của người lớn. Thực tế cho thấy, nhiều phụ huynh vì muốn "rảnh tay" đã "quăng" chiếc điện thoại hoặc máy tính cho trẻ, mặc chúng xem gì, chơi gì tùy thích.

Sự nguy hại khi công nghệ bị lạm dụng không kiểm soát. - Ảnh mang tính minh họa (nguồn internet)

Trong khi đó, trên mạng có rất nhiều nội dung không được kiểm soát mà trẻ thì thường hiếu kỳ, thích bắt chước, dẫn tới những hậu quả đau lòng. Cách đây vài tháng, 4 em nhỏ ở Tuyên Quang vì học theo video nướng cóc để ăn phát trên YouTube nên đã bị ngộ độc. Hay nam sinh lớp 9 ở Hải Dương vì học theo cách chế thuốc nổ làm pháo trên YouTube đã bị thương nặng, phải cắt tay…

Chuyên gia giáo dục, TS Vũ Thị Hương cho biết, các thiết bị điện tử có tác động rất tệ đến trẻ, khiến não bộ của trẻ phát triển lệch lạc và không hoàn thiện, chưa kể còn khiến trẻ bị trì trệ vì ít hoạt động, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, chưa đủ nhận thức. Vviệc giao cho trẻ một thiết bị công nghệ tự ý sử dụng, người lớn không kiểm soát là hình thức đầu độc trẻ.

Công nghệ phát triển mang lại nhiều lợi ích cho con người nhưng nó là "con dao hai lưỡi". Việc quá lệ thuộc vào các thiết bị công nghệ cả trong học tập và làm việc không chỉ khiến khả năng ghi nhớ của con người bị suy giảm mà khả năng tư duy độc lập cũng bị ảnh hưởng tiêu cực. Sự lạm dụng công nghệ cũng khiến mối kết nối giữa các thành viên trong cộng đồng, xã hội trở nên lỏng lẻo, nhạt nhòa. Và cuối cùng là những nội dung không lành mạnh, độc hại sẽ mang đến những sự nguy hiểm trực tiếp đe dọa con người.

Vì thế, không nên giao cho trẻ những thiết bị công nghệ trong trường hợp người lớn không thể kiểm soát, nếu không muốn những điều tồi tệ xảy ra với con em mình.

Bảo Khánh (DS)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Sự nguy hại khi công nghệ bị lạm dụng không kiểm soát

    Sự nguy hại khi công nghệ bị lạm dụng không kiểm soát

    22/10/2020 10:56 AM

    Chỉ 3 phút không có mặt phụ huynh, bé gái D. (5 tuổi, ngụ quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh) đã dùng vải voan treo cổ trong phòng ngủ theo một trò chơi đang khá phổ biến trên YouTube. Sau 4 tiếng đồng hồ nỗ lực cứu chữa, bé đã không qua khỏi.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.