Bạn càng phàn nàn nhiều thì bạn càng yếu đuối bởi phàn nàn là tính cách của những kẻ thất bại.
Phát thanh viên nổi tiếng của Mỹ, Earl Nightingale từng nói: “Chúng ta có xu hướng trở thành những điều mà chúng ta nghĩ". Có lẽ vì vậy, tất cả những người thành công nhất trên thế giới đều tránh một thói quen mà hầu hết chúng ta mắc phải: Phàn nàn về mọi thứ.
Đôi khi bạn có thể cho phép bản thân phàn nàn một chút để giải tỏa căng thẳng nhưng có những sự thật bạn không thể phủ nhận. Phàn nàn liên tục sẽ khiến cho bạn ngày càng lún sâu vào thất bại.
Bạn có thể thấy, những người thành công hiếm khi than thở với bạn bè rằng: "Sao cuộc sống quá bất công". Bởi họ ý thức rõ: Những lời than thở, phàn nàn là âm thanh của sự thất bại. Những lời nói tiêu cực không thể giúp bạn thoát khỏi những bế tắc của cuộc sống, nó chỉ khiến những khó khăn càng thêm trầm trọng.
Những người thành công sẽ không bao giờ để những lời phàn nàn, than thở phá hủy cơ hội thành công của họ.
Dưới đây là 5 biểu hiện của phàn nàn mà người thành công không bao giờ mắc phải:
1.Tập trung vào nhiều vấn đề, rắc rối
Tập trung vào vấn đề là lý do khiến hầu hết chúng ta luôn bị bế tắc dù mục tiêu đã ở ngay trước mắt hoặc chỉ cách xa 100m. Tập trung vào các vấn đề, rắc rối sẽ khiến bạn mắc kẹt trong nhiều vấn đề hơn nữa.
Thay vì phàn nàn quá nhiều, bạn nên tập trung tìm các phương pháp giải quyết. Ví dụ, tại các trường đào tạo phi công, giáo viên không bao giờ hướng dẫn học viên nhìn xuống đất (vấn đề) khi có sự cố hệ thống xảy ra, mà luôn tập trung vào đích đến (giải pháp). Làm được điều này, bạn sẽ luôn chủ động trong mọi hoàn cảnh.
2. Đổ lỗi cho người khác khi thất bại
Đổ lỗi cho người khác khi thất bại chứng tỏ bạn không thể kiểm soát được vấn đề của bản thân. Điều này dẫn đến cảm giác bất lực. Nó lấn át lý trí, khiến bạn không còn muốn hành động thêm nữa. Thay vào đó, bạn lại trông chờ người khác sẽ tìm ra giải pháp cho bạn, dẫn đến sự phụ thuộc, ỷ lại.
Ngay cả khi nguyên nhân thất bại đến từ bên ngoài, bạn cũng nên nhận trách nhiệm. Bằng cách này, bạn sẽ tiến gần tới mục tiêu hơn và sớm tìm ra con đường đúng đắn để thành công. Nhận ra sai lầm bao giờ cũng tốt hơn là phàn nàn và không làm gì cả.
3. Trì hoãn
Sự trì hoãn không bao giờ dẫn tới thành công. Phàn nàn về khó khăn cũng chính là một hình thức trì hoãn bởi bạn đang bế tắc và không thể giải quyết vấn đề.
Hãy thay đổi cách tư duy về cách giải quyết rắc rối của bạn. Thay vì lựa chọn than thở, trốn tránh các vấn đề, hãy tập trung vào những điều thực sự quan trọng như tìm ra nguyên nhân của rắc rối, giải pháp phù hợp để xử lý chúng.
4. Tin vào những giới hạn
Hầu hết những người thành công tin, không có giới hạn nào ngăn cản họ tiến lên và đạt được mục tiêu. Điều này nghe có vẻ ảo tưởng nhưng những người thành công đã chứng minh bằng thành tựu họ đạt được. Họ bỏ qua những lời cảnh báo của xã hội về rủi ro, giới hạn khả năng… Bởi những lời đồn đó xuất phát từ những người chưa từng trải nghiệm, thử sức trong lĩnh vực của họ. Người thành công tự tin vào bản thân và những gì họ sẵn sàng thực hiện để đạt được mục tiêu.
Chúng ta đều có những ranh giới tồn tại trong tâm trí. Chúng kìm hãm và khiến chúng ta lo lắng mỗi khi quyết định làm gì đó khác biệt. Phàn nàn ám chỉ rằng bạn đang lo lắng bản thân khó đạt được mục tiêu. Vì thế, đừng bao giờ nói rằng: “Tôi không thể. Điều này quá khó!”.
Hãy tìm ra những giải pháp để vượt quá khó khăn và đạt được mục tiêu cuối cùng của bạn bằng cách tự hỏi bản thân: “Tôi có thể làm gì khác để đạt được mục tiêu tôi muốn?”. Điều này sẽ giúp bạn có được những thứ bạn chưa từng nghĩ tới.
5. Để những sai lầm cản bước
Sai lầm không phải là điều quá nghiêm trọng. Bạn càng suy nghĩ, than phiền về sai lầm, bạn sẽ càng thất bại. Sợ hãi thất bại, bạn quyết định không làm gì cả và bạn cũng không bao giờ đạt được bất kỳ thành công nào.
Không ai có thể thành công khi liên tiếp phạm sai lầm. Bạn phải nhìn vào những lần thất bại, rút ra bài học cho bản thân và tiếp tục tiến về phía trước. Khi đó, bạn sẽ không bao giờ sợ mắc sai lầm nữa.
Thu Hoài (Trí thức trẻ)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.