Trong bối cảnh nước Mỹ đang gấp rút chuẩn bị bầu vị tổng thống kế nhiệm, những lời hứa hẹn mà ông Obama nói khi ấy đến nay dường như vẫn chưa hoàn thành.
Vậy là ông Obama đã nắm giữ cương vị lãnh đạo nền kinh tế số 1 thế giới qua 2 nhiệm kỳ. 8 năm trước, tại công viên Grant Park ở Chicago, ông đã tuyên bố “một bình minh” mới sẽ tới với Mỹ trước toàn thể đám đông lên tới 25.000 người đầy vẻ nhiệt huyết.
“Những gì chúng ta đã làm trong ngày hôm nay, trong cuộc bầu cử lần này, ngay tại khoảnh khắc này, sẽ thay đổi nước Mỹ”, đó là lời mà tổng thống Obama khi ấy đã hứa với toàn thể nhân dân Mỹ.
Tuy nhiên, khi quốc gia này đang gấp rút chuẩn bị bầu vị tổng thống kế nhiệm, những lời hứa hẹn mà ông Obama nói khi ấy đến nay dường như vẫn chưa hoàn thành.
Obamacare – chương trình y tế của ông Obama đã mang bảo hiểm tới cho hàng triệu người nhưng ông hiện tại đối mặt với những lời kêu gọi thay đổi. Nền kinh tế Mỹ đã tốt lên đáng kể nhưng thu nhập và tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức thấp. Chương trình đại tu chính sách nhập cư mà ông muốn buộc phải trói buộc những điều luật cũ. Người Mỹ thì ngày càng tỏ ra chán nản với những cuộc chiến tranh ở nước ngoài nhưng IS lại đang ngày càng trở thành mối đe dọa lớn.
“Rất nhiều việc còn dang dở”, theo Tom Daschle – cựu lãnh đạo đảng Dân chủ đến từ bang South Dakota – người có thời gian dài ủng hộ ông Obama nói. “Ông Obama có thể hài lòng khi những chính sách của mình đã thay đổi sâu sắc nước Mỹ. Tuy nhiên, những thứ còn dang dở hiển nhiên khiến ông ấy không thể thoải mái”.
Bản thân ông Obama cũng thừa nhận thời gian ngắn ngủi trong nhiệm kỳ của mình khi phát biểu từ 8 năm trước trong đám đông người nghe ở Grant Park. “Sự tiến triển có thể không nhanh như chúng ta nghĩ. Tất cả những điều đó không thể làm được trong 1 năm hay thậm chí là 1 nhiệm kỳ”.
Jen Psaki – Giám đốc truyền thông Nhà Trắng nói rằng ông Obama luôn hiểu: "Người sắp tới đây kế nhiệm ông sẽ có ảnh hưởng to lớn đến việc liệu những gì ông xây dựng có thể hoàn thành hay không”.
Nhà Trắng chỉ ra những vấn đề nòng cốt đó gồm: Đưa nền kinh tế Mỹ ra khỏi khủng hoảng, phục hồi ngành công nghiệp sản xuất ô tô, mở rộng bảo hiểm tới 20 triệu người dân, giúp thế giới đối mặt với biến đổi khí hậu, giảm tổn thất của nước Mỹ trong 2 quốc chiến tranh tốn kém ở nước ngoài.
Nhìn chung thì với những hứa hẹn thay đổi lớn lao như vậy, gánh nặng đối với vị Tổng thống kế nhiệm ông Obama là vô cùng to lớn.
Chương trình chăm sóc sức khỏe là ví dụ điển hỉnh nhất. Affordable Care Act được thực hiện vào năm 2010 đã tái thiết hoàn toàn thị trường bảo hiểm trong nước, cải thiện lượng người có thể tiếp cận với các dịch vụ y tế. Tuy nhiên, ngay cả như vậy đảng Dân chủ vẫn thừa nhận rằng vẫn cần có những cải thiện nhiều hơn nữa về chất lượng và chi phí của các dịch vụ y tế.
Ông Daschle - Thư ký cho ông Obama về vấn đề dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y tế nói rằng chương trình chăm sóc sức khỏe của Obama còn dang dở một phần do chủ trương phá rối của đảng Dân chủ và một phần khác là bởi những chương trình cải tổ xã hội lớn luôn có sự trì hoãn nhất định.
Vấn đề tiếp theo là biến đổi khí hậu. Việc này vẫn chưa được hoàn thành. Trên tầm quốc tế, ông Obama đã thành công khi thúc giục các nhà lãnh đạo thế giới hình động trước những đe dọa từ việc trái đất ấm lên. Riêng ở nước Mỹ, ông áp đặt những quy chuẩn ngặt nghèo hơn cho ô tô và những quy định mới về nhà máy năng lượng chạy bằng than đá.
Tuy nhiên, những thỏa thuận quốc tế đó sẽ diễn ra trong vài thập kỷ. Thậm chí là nhiều năm trước khi những quy định về môi trường của ông được thực thi. Nhìn chung, việc điều phối các vấn đề liên quan tới biến đổi khí hậu trên thế giới và ngay nội tại ở nước Mỹ còn tùy thuộc vào vị Tổng thống tiếp theo của nước này.
“Obama đã tạo dựng sẵn nền tảng cho vấn đề bảo vệ khí hậu, môi trường ở cả tầm nước Mỹ và thế giới”, theo Paul Bledsoe – một chuyên gia tư vấn khí hậu trong chính quyền ông Bill Clinton nói. “Tuy nhiên, hầu hết những thay đổi đó sẽ được hoàn thành bởi người kế nhiệm của ông, đặc biệt là những chính sách trong nước”.
Ông Psaki cũng nói rằng, những quốc gia đang phát triển như Ấn Độ và Trung Quốc đang xử lý vấn đề biến đổi khí hậu với "những bước đi nhanh chóng. Trên khắp thế giới, rất nhiều quốc gia đã cùng gắn kết mục tiêu của họ. Việc này sẽ không mang lại thành công nhất thời".
Và dẫu vậy, ông Obama sẽ còn phải chờ rất lâu nữa kể từ sau khi ông rời văn phòng tổng thống thì nước Mỹ mới đạt đến tiến độ giảm lượng khí carbon đáng kể vào năm 2025. Và dù nhiều quốc gia khác đã cam kết mục tiêu khí hậu đến năm 2030, thì thời gian đó cũng kéo dài tới 4 nhiệm kỳ tổng thống tính từ bây giờ.
Để tóm lại bài phát biểu ở Grant Park vào 8 năm trước, ông Obama đã nói về một người phụ nữ gốc phi 106 tuổi mang tên Ann Nixon Coopoer – người bỏ phiếu tại Atlanta. Ông băn khoăn liệu rằng những thay đổi mà mình vừa hứa hẹn sẽ ra sao, khi ở tuổi giống như bà Ann, liệu 2 cô con gái của ông sẽ chứng kiến một nước Mỹ như thế nào. Điều đó cũng cho thấy sẽ còn phải rất lâu sau khi Barack Obama rời Nhà Trắng, những chính sách của ông mới có thể đơm hoa kết trái.
“Chúng ta có thể thay đổi được những gì? Tiến trình sẽ diễn ra như thế nào? Đây là cơ hội để chúng ta để giải đáp cho những thắc mắc đó. Đây là thời gian, là khoảnh khắc của chúng ta”.
Với Barack Obama, khoảng thời gian đó sắp kết thúc rồi!
Vân Đàm (Trí thức trẻ)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.