Dự án chưa xong thủ tục đã có người đặt cọc. Rất nhiều người có tiền, có quyền nhưng họ không có nhu cầu vẫn “xin” nhà bởi họ biết là cứ xin được là có lời.

Đó là một thực tế về thị trường bất động sản trong một vài năm gần đây mà chủ tịch của CEN Group, ông Nguyễn Trung Vũ đã có cuộc trò chuyện với phóng viên.


Bên cạnh đó, nguy hiểm nữa là tâm lý nhà đầu tư cho rằng đất Hà Nội là không thể xuống mà chỉ có đứng thôi. Bởi vì thủ tục nhiêu khê, phức tạp, xin dự án cũng khó khăn và tốn nhiều tiền.


Khi cuộc chơi như vậy thì những người có nhu cầu thực về nhà ở càng khó tiếp cận nhà ở.


Ông có thể phác họa đôi nét về thực trạng đầu tư bất động sản tại Hà Nội trong năm vừa qua?


Nhiều người ở Hà Nội đi mua nhà ở nhiều nơi, có rất nhiều nhà đầu tư đem tiền vào Đà Nẵng, Bình Dương, Tp.HCM, Đồng Nai,…để mua bất động sản. Tại Đà Nẵng có đến 80% nhà đầu tư đến từ Hà Nội. Do đó, nhà đầu tư sẽ gặp phải rất nhiều rủi ro. Cụ thể vào cuối năm 2007 đến đầu năm 2008 nhà ở tại Tp.HCM xuống giá một cách thể thảm đến 50-60%, từ đó cho đến này có rất nhiều người rút ra không kịp. Và cũng từ đó tới nay thị trường Tp.HCM vẫn đứng và ảm đạm sau đợt sụt giảm đó.


Sau 3 năm trước đợt giảm giá cực mạnh của Tp.hCM, đất Hà Nội mới bắt đầu lao dốc từ đầu năm 2011.


Vì thế, nhiều Nhà đầu tư ở Hà Nội đang bị kẹt vốn ở rất nhiều nơi. Vấn đề là do nhà đầu tư ít có phân tích thị trường khi thị trường đang nóng, đầu tư thấy lời một cách khủng khiếp nên cứ thế nhà đầu tư bị cuốn theo vào vòng xoáy đầu tư bất động sản.


Giai đoạn trước đây, đầu tư vào bất động sản là “thắng lớn”, và tâm lý đám đông, lòng tham nổi lên. Hệ quả là có rất nhiều người có tiền lao vào đầu tư, và càng lao vào thì đến này càng “chết”.


Cái chết của thị trường bất động sản phải chăng đã gây ra rất nhiều vụ vỡ nợ vừa qua không, thưa ông?


Câu chuyện vỡ tín dụng đen hiện nay cũng không khác gì giai đoạn năm 1989 – 1990, khi đó cũng đã có sự nhen nhóm về bất động sản. Bản thân gia đình tôi khi ở Thái Bình lên HN cũng đã dính vỡ hụi dây chuyền hàng loạt vào những năm đó. Khi đó, gia đình tôi cũng là chủ của một vụ vỡ hụi. Người dân Việt Nam đã có truyền thống là a dua theo để làm giàu.


Những người ham giàu cho vay với lãi suất cao để đầu tư nên dẫn đến rất nhiều vụ vỡ nợ tín dụng đen vừa rồi, bên cạnh đó người dân cũng không hiểu được bản chất của thị trường.


Cách đây khoảng 6 năm, khi nhìn vào thị trường điện máy ai có nhu cầu mua thì cũng phải qua phố Hai Bà Trưng chẳng hạn nhưng giờ thì bất cứ ai mua điện máy thì đều vào nghĩ đến siêu thị điện máy. Khi nhìn vào thị trường bất động sản cũng vậy. Trước đây để mua bất động sản là rất khó khăn, phải qua cầu này, cầu kia, qua “cò” là chủ yếu. Nhưng thời nay đã khác, chúng ta có thể nhận thấy nhân viên tiếp thị còn mang cả bất động sản đến tận nhà để chào bán, tiếp thị.


Vậy ông có nhận định thế nào về thị trường bất động sản trong năm 2012 không?


Tôi nghĩ rằng thị trường bất động sản năm 2012 có thể sẽ vẫn như hiện nay, thậm chí có khi còn tệ hơn. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn luôn luôn có nhu cầu mua nhà ở thực. Cả năm vừa qua nhân viên của Công ty cũng đã nghỉ việc rất nhiều bởi vì không môi giới được.


Thực tế, tôi cũng là một nhà đầu tư bất động sản. Tháng 3 năm 2011 vừa qua, khi thấy thị trường lên rất nhiều nên tôi đã rút tiền ra khỏi thị trường khá nhiều. Với kinh nghiệp làm bất động sản 20 năm qua, tôi nhận thấy rằng bất động sản sẽ không thể lên mãi được, và cũng biết là mình không thể “ăn dày” và “đắm đuối” theo mọi người mãi.


Trong năm tới vẫn là một năm khó khăn với bất động sản nhưng thị trường sẽ không gặp phải cú sốc nặng giống như năm 2011. Thị trường sẽ có nhiều giao dịch hơn, nhiều nhu cầu thực hơn, tính thanh khoản của thị trường sẽ cao hơn bởi ro lãi suất cho vay sẽ được hạ xuống, CPI sẽ không quá cao. Thị trường bất động sản sẽ có dấu hiệu tốt hơn về mặt giao dịch, tính thanh khoản của thị trường chứ thị trường khó có thể tốt hơn về mặt giá cả.


Cũng chính từ việc rút khỏi đầu tư bất động sản từ khá sớm nên tôi cũng có một lượng tiền và nhận biết được xu hướng của thị trường thời gian tới sẽ của người có nhu cầu thực nên mình đã làm cái mới.


Vậy cái mới trong kinh doanh bất động sản mà CEN Group định phát triển là gì?


Ý tưởng sinh ra Siêu thị dự án cũng bắt nguồn từ chính nhu cầu của đại đa số người dân. Rất nhiều dự án trên khắp Việt Nam có thể giới thiệu và bán hàng tại Siêu thị dự án. Bên cạnh đó, hệ thống của Siêu thị dự án ở nhiều địa phương đều có những chuyên viên chuyên nghiệp để tư vấn, tiếp thị các dự án đến khách hàng, đưa thông tin xác thực nhất đến với khách hàng.Mục tiêu khi đưa ra mô hình Siêu thị dự án này cũng chính là CEN Group hiểu bản chất thị trường.


Siêu thị dự án sẽ đưa ra một giải pháp tổng thể cho chủ đầu tư, cả về giá bán để làm sao cho phù hợp với nhu cầu khách hàng. Nói cách khác là giải bài toán đầu ra cho chủ đầu tư. Nếu giá bán chủ đầu tư đưa ra, thì siêu thi dự án sẽ tư vấn là chính


Nhắm đến những người có nhu cầu thực về nhà ở, mà không phải là những nhà đầu tư, đầu cơ. Mục tiêu của siêu thị dự án là có thể vươn đến hàng triệu người có nhu cầu bức xúc về nhà ở, đến siêu thị dự án để tìm hiểu những sản phẩm phù hợp với họ để mua.


Khác biệt với sàn BĐS như thế nào?


Trước đây, thông thường các sàn BĐS thì chỉ bán một đến hai dự án bất động sản, hoặc là sản phẩm dự án của chủ đầu tư tại các sàn BĐS của chủ đầu tư. Các sàn BĐS thì chỉ phân phối dự án theo từng khu vực các quận như Đống Đa, Hà Đông, hay Hai Bà Trưng nhưng siêu thị dự án là nơi tập trung rất nhiều dự án khắp trên cả nước. Đó là sự khác biệt lớn nhất.


Xin cám ơn ông!

Xem thêm bài viết về: Ông Nguyễn Trung Vũ
Theo Phạm An (Cafef/TTVN)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: CEN Group