Những sai lệch trong hoạt động kê khai tài chính của nhà sản xuất thiết bị điện tử và công nghệ Toshiba của Nhật Bản đang châm ngòi cho một mức phạt lớn cho nhà sản xuất này. Tuy nhiên, Nhật Bản học học được gì từ vụ bê bối của Toshiba?
Ảnh: nguồn Nikkei
Kể từ khi công bố lợi nhuận kinh doanh vào ngày 3.4, giá cổ phiếu của Toshiba đã giảm 24%, tính đến cuối tuần trước. Tuy nhiên, chỉ số Nikkei đã tăng 6% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, những sai lệch trong hoạt động kê khai tài chính của nhà sản xuất thiết bị điện tử và công nghệ Toshiba đang châm ngòi cho một mức phạt lớn cho nhà sản xuất này. Vậy, Nhật Bản học được gì từ vụ bê bối của Toshiba?
Nhìn lại có thể thấy, đã từng có hai vụ bê bối lớn trong lịch sử, khiến cả thị trường chứng khoán Mỹ rúng động vào đầu những năm 2000, đó là Enron và WorldCom.
Năm 2001, công ty năng lượng Enron, một trong những công ty tăng trưởng nhanh nhất của Mỹ vào thời điểm này, đã dính vào việc gian lận kế toán. Do đó, công ty này đã phá sản.
Trong tháng 6.2002, vấn đề gian lận về kế toán của công ty viễn thông WorldCom cũng nổi lên, khiến các nhà đầu tư rơi vào tình trạng hoảng loạn. Vụ việc này cũng làm cho chỉ số Dow Jones Industrial Average giảm từ hơn 10.000 điểm trong tháng 5 xuống dưới 7.300 điểm vào tháng 10.
So sánh Nhật Bản với Mỹ vào thời điểm đó, môi trường bên ngoài là hoàn toàn khác nhau. Nền kinh tế Mỹ đang trải qua vụ sụp đổ của dot.com. Sau đó là cuộc tấn công khủng bố vào ngày 11.9.2001, những vụ việc này đã kéo nền kinh tế Mỹ xuống vực thẳm. Thêm vào đó, những gian lận trong kế toán cũng giáng một đòn mạnh vào tâm lý các nhà đầu tư.
Trong khi đó, các công ty niêm yết của Nhật Bản lại báo cáo lợi nhuận kỷ lục nhờ đồng yên suy giảm. Song, các nhà đầu tư dường như vẫn có thể chịu được cú sốc này.
Tuy nhiên, niềm tin của nhà đầu tư trong tình hình tài chính lại khác nhau. Mỹ từ lâu đã được coi là một quốc gia tiên tiến về kế toán và quản trị doanh nghiệp. Các công ty ở đây luôn được đánh giá là báo cáo chính xác về tài chính. Đó là lý do tại sao các nhà đầu tư đã rất sốc bởi những gian lận trong kế toán xảy ra ở các công ty Mỹ.
Vậy, niềm tin của các nhà đầu tư vào các công ty Nhật Bản sẽ ra sao?
Ngân hàng Merrill Lynch đã tiến hành một cuộc khảo sát hàng tháng có liên quan đến thu nhập của công ty.
Theo đó, cuộc khảo sát này chỉ ra, mức độ tin cậy về chất lượng thu nhập của Mỹ đạt 63 điểm trong tháng 7, so với 3 điểm của châu Âu và -1 điểm của Nhật Bản. Số âm của Nhật Bản không phải vì vụ bê bối kế toán của Toshiba – con số này được cho là đã cải thiện so với -6 điểm vào tháng 5 và -4 điểm vào tháng 6. Trong đó, nhiều người trả lời cho biết chất lượng về các khoản thu nhập trong công ty Nhật Bản là thấp.
Cuộc khảo sát chỉ ra rằng, không giống như Mỹ, vụ bê bối kế toán của Toshiba chỉ có tác động tiêu cực hạn chế trên thị trường vì các nhà đầu tư không có chút lòng tin nào vào tình hình tài chính của các công ty Nhật Bản. Theo đó, vụ bê bối của Toshiba đã không gây ra một đợt bán tháo lớn trong thị trường chứng khoán Nhật Bản nhưng đây cũng không phải là một dấu hiệu tốt.
Trong khi đó, Mỹ đã dùng thị trường chứng khoán là cơ hội để cải cách quản trị doanh nghiệp. Đất nước này kêu gọi giám đốc điều hành hàng đầu của các công ty lớn xác nhận về tính chính xác và đầy đủ của các báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp của họ, và yêu cầu các công ty niêm yết bổ nhiệm đa số các giám đốc bên ngoài.
Theo đó, để đáp ứng mong đợi của các nhà đầu tư, các công ty Nhật Bản cần phải tận dụng cơ hội và thực hiện cải cách quản trị doanh nghiệp nhanh chóng.
Tuyết Nhung (Một thế giới)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.