CafeLand - Các nhà đầu tư thời Covid-19 như đang lạc vào một vùng đất hoang chưa ai khám phá. Việc bước đi trong vùng trời mới này có thể đầy những trở ngại, bất ngờ mà khó ai có thể lường trước được.

Trong loạt bài gồm ba phần này, chúng ta sẽ nghiên cứu tư duy của các nhà đầu tư hiện nay khi tiếp cận những thử thách này, chiến lược hành động và chiến thuật để đạt được thành công của họ.

Khi nói chuyện với một người bạn, tác giả và anh ấy đã thảo luận về những mâu thuẫn của đại dịch Covid-19. Một mặt, có vẻ như hầu hết người dân trên thế giới bị bắt làm việc tại nhà lần đầu tiên sau nhiều thế kỷ. Mặt khác, thế giới bên ngoài hình như đang tươi đẹp hơn bao giờ hết và thậm chí nhiều người còn không tin Covid-19 gây nguy hiểm nữa.

Cơ thể con người có khả năng phục hồi mạnh mẽ, nhưng chúng ta cảm thấy hụt hơi khi cố gắng hạn chế hậu quả của một kẻ thù vô hình, thứ có khả năng lây nhiễm theo cấp số nhân, với khả năng ẩn mình trong cơ thể vật chủ trong suốt nhiều tuần liền.

Chúng ta có thể sẽ mất rất lâu nữa để thế giới ngoài kia phục hồi lại bình thường như trước đây. Nhưng những người mong muốn thoát khỏi điều này sẽ mạnh mẽ hơn khi họ dẹp bỏ cảm xúc và để lý trí kiểm soát tâm trí của mình.

Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực đào tạo luật và xây dựng doanh nghiệp, tác giả cho rằng, bước đầu tiên là nghiên cứu và nhận định tình hình. Bạn cho rằng điều này sẽ gây lãng phí thời gian quý giá, nhưng bạn có chắc rằng mình sẽ đi đúng đường với một cái la bàn? Hãy nhớ, sai một li đi một dặm.

Chỉ có điều, mọi người thường gặp khá nhiều khó khăn khi đánh giá những rủi ro đối với các vấn đề chúng ta chưa từng trải qua. Thực sự là rất khó để hiểu được một con virus nguy hiểm như thế nào thông qua màn hình vi tính, báo đài. Nếu bạn chưa từng trải qua cảm giác thập tử nhất sinh hoặc không phải người trong ngành, thì 1.000 người chết hay 200.000 người chết vẫn chỉ là những con số nhảy nhót trên các báo cáo mà thôi.

Tất nhiên, chẳng ai mong muốn được trải nghiệm mấy thứ này cả, nhưng điều đó không đồng nghĩa là chúng ta không cần chuẩn bị. Điều này đưa tác giả đến suy nghĩ đầu tiên:

Tư duy 1: Cẩn tắc vô ưu

Cho đến khi chúng ta có dữ liệu tốt hơn, cách xử lý hợp lý duy nhất là thận trọng. Nói cách khác, chúng ta sẽ hy vọng điều tốt nhất, nhưng lên kế hoạch cho điều tồi tệ nhất.

Lòng tham ở đây sẽ gây ra nhiều sự sụp đổ. Những người hành động sớm, trước khi họ chắc chắn về hành động của mình, sẽ cố gắng chiếm thị trường bằng một hay nhiều cách. Vài người trong số họ sẽ kiếm được rất nhiều tiền, nhưng đại đa số sẽ nhận lấy hậu quả cay đắng.

Hãy nhớ rằng, ngay khi bạn đọc những dòng này, có hàng nghìn tỉ USD đang luân chuyển lên, xuống, chạy vòng vòng một cách liên tục trong nền kinh tế và thị trường. Thế lực đó không có quan tâm đến bạn và sẽ không tôn trọng quyết định của bạn. Cẩn thận nhé, đây là một cuộc đầu tư, đừng biến nó thành canh bạc cuộc đời!

Giải pháp cho vấn đề này khá là đơn giản: Ngừng ngay việc lo lắng về cách làm sao để tối đa hóa lợi nhuận.

Thế giới sẽ không kết thúc nếu bạn không thâu tóm một thứ gì đó có mức giá rẻ nhất của rẻ nhất, nhưng tận dụng mức chiết khấu vừa phải có rủi ro thấp sẽ tạo lợi thế tuyệt vời cho bạn trong vài năm sau - khi thị trường có triển vọng khởi sắc trở lại.

Tư duy 2: Đánh bại tê liệt phân tích

Tất cả chúng ta đều nghe qua cụm từ “tê liệt phân tích*”, nhưng tại sao lại xảy ra hiện tượng tâm lý này?

Chúng ta về cơ bản là đang sống trong một thế giới hiện đại với công nghệ tân tiến. Chúng ta có điện thoại để giao tiếp và tàu vũ trụ để lên mặt trăng, nhưng hệ thống thần kinh của nhân loại vẫn còn rất nguyên thủy.

Khi dự đoán tương lai, chúng ta đã tạo ra một thế giới không tồn tại, đồng nghĩa khả năng đánh giá rủi ro của chúng ta hoàn toàn lạc hậu.

Bạn có thể hình dung như thế này, tổ tiên chúng ta từng rất sợ các loài thú ăn thịt, cái cảm giác khi ta đối mặt với những mối đe dọa vô hình trong tương lai cũng y như vậy. Thị trường chứng khoán sẽ không thịt bạn như cách một con sư tử xơi tái người cổ đại, nhưng chắc chắn nó có thể hủy hoại bạn. Trong quá trình ra quyết định, hãy xử lý những vấn đề sai sót như thể chúng là mối đe dọa nguy hiểm vậy.

Tác giả có một quy trình đơn giản để bạn vượt qua những hành động theo bản năng và hướng suy nghĩ của chính mình đến những điều rõ ràng hơn. Miễn là bạn trả lời một cách nghiêm túc những câu hỏi sau đây.

Câu hỏi 1: Nỗi sợ đó có thật hay không?

Khi cảm xúc không được kiểm soát, nó dễ dàng dàng rơi vào trạng thái trôi lửng lơ tự do với nhiều suy nghĩ linh tinh. Khi sợ hãi, chúng ta tự hỏi liệu rủi ro mà chúng ta cảm thấy có phải là mối đe dọa ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của bản thân hay không.

Điều này gần như không thể xảy ra được.

Nếu nó thực sự đe dọa đến cuộc sống, chúng ta hãy dành thời gian để ngồi ngẫm lại. Một giải pháp nhanh và hữu hiệu là tự vấn mình, “Tôi đã suy nghĩ kỹ chưa?

Mọi thứ sẽ ổn nếu bạn làm vậy. Khi đã bình tĩnh nhận ra rằng nỗi sợ hãi của bản thân là một thứ gì đó đe dọa đến tính mạng, chúng ta sẽ sử dụng câu hỏi thứ hai để tìm hiểu nguồn cơn.

Câu hỏi 2: Chúng ta sợ quá khứ hay tương lai?

Xác định nguồn gốc của nỗi sợ hãi giúp chúng ta bình tâm và xác định liệu nỗi sợ đó là do những ám ảnh trong quá khứ hay chỉ là một sự tưởng tượng không có thực ở tương lai. Điều này cho phép chúng ta kiểm soát cảm xúc của mình và có thể đủ lý trí để đưa ra những quyết định hợp lý hơn.

Mặc dù vậy, mọi người đều đang trong thời kỳ khó khăn. Chúng ta có thể cố gắng cẩn thận nhất có thể, nhưng điều đó cũng có một nhược điểm. Chúng ta muốn nhảy vào những cơ hội mới nhưng không cố làm hết sức, điều đó dẫn đến tâm lý tê liệt phân tích, nơi chúng ta bị xoay mòng mòng giữa sợ hãi và lòng tham, cho đến khi mọi chuyện vượt tầm kiểm soát của bản thân.

Điều này dẫn đến câu hỏi thứ 3 bên dưới.

Câu hỏi 3: Nếu sai, cái giá chúng ta phải gánh chịu tệ đến mức nào?

Hầu hết các vấn đề xuất hiện là do chúng ta quá lạc quan hoặc quá bi quan. Thứ làm cho chúng ta quay cuồng trong đó là những tưởng tượng về viễn cảnh khi chúng ta thất bại như: Điều gì xảy ra sau đó? Chúng ta bị lỗ nhưng vẫn bán chịu? Hay chúng ta có tự hủy tương lai và sống trong sự hối tiếc?

Có lẽ cách tốt hơn để diễn đạt câu hỏi này là….

Câu hỏi 4: Nếu thất bại, cần bao nhiêu thời gian để chúng ta trở về thời điểm trước khi hành động?

Câu hỏi này giúp bạn có cái nhìn thẳng thắn vào những trở ngại và liệu bạn đã sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi thất bại toàn tập. Nếu dự tính cho thấy, bạn chỉ cần mất một năm để phục hồi, thì game này có vẻ khá ổn đấy. Tuy nhiên, nó sẽ là câu chuyện khác khi thời gian kéo dài lên đến 10 năm, có lẽ đây là một bước đi thật sự tồi, bạn cần một thỏa thuận khác tốt hơn.

“Tôi phải làm gì để mọi thứ có thể trở về như ban đầu?” chính là sức ép lớn nhất mà bất kỳ ai cũng gặp phải khi đưa ra một quyết định mang tính bước ngoặt. Thay vì tìm kiếm một giải pháp hoàn hảo, bạn hãy suy nghĩ nhanh chóng, hành động ngay lập tức để có thể đảo ngược tình thế và hạn chế chi phí phát sinh thêm khi điều tồi tệ xảy ra.

Bạn đã có được câu trả lời cho những câu hỏi lớn bên trên? Mọi sự suy tính là cần thiết, nhưng bạn cần hành động để giải quyết vấn đề. Đây là bước khó khăn nhất nhưng tác giả sẽ giúp bạn thực hiện trong hai phần tiếp theo của loạt bài này. Đọc giả nhớ đón xem.

Giải thích:

* Tê liệt phân tích: kết quả của việc quá tải dữ liệu hoặc suy nghĩ quá nhiều

Trần Anh (Bigger Pockets)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.