Không ai bẩm sinh đã có tài lãnh đạo, vì thế để trở thành nhà quản lý giỏi, bạn tuyệt đối không được mắc phải những sai lầm này.
Không thừa nhận sai lầm
Hiếm có nhà lãnh đạo nào chưa từng mắc sai lầm trong sự nghiệp. Vậy họ đối phó như thế nào khi mắc phải sai lầm? Một khi đã mắc sai lầm thì đều phải nhận lỗi và sửa sai. Đó là nguyên tắc trong cuộc sống.
Đặc biệt, đối với một người làm lãnh đạo thì việc nhận lỗi sẽ ảnh hướng đến uy tín và thành công trong tương lai. Có sai lầm và vấp ngã thì mới có thể rút kinh nghiệm, sửa chữa, hoàn thiện bản thân làm bước đệm để thành công hơn.
Mất kiểm soát trước công chúng
Kỹ năng cơ bản của một nhà lãnh đạo là sự tự tin và bản lĩnh. Bản lĩnh không phải chỉ là dám nghĩ dám làm mà còn là bản lĩnh thể hiện trước đám đông, có được lòng tin của nhân viên.
Những người mất bình tĩnh khó có thể kiểm soát được công việc, sự việc theo chiều hướng tích cực. Đối với lãnh đạo mất bình tĩnh đồng nghĩa với việc mất đi sự tin tưởng của nhân viên.
Không đặt mục tiêu
Nếu không có mục tiêu đặt ra thì không thể có kế hoạch được thực hiện và chắc chắn sẽ dẫn đến sự sụp đổ của một tổ chức, doanh nghiệp. Khi các nhà lãnh đạo đặt mục tiêu phải theo chiến lược cụ thể, rõ ràng và thông minh.
Xác định rõ ràng mức độ thành công của kế hoạch, lựa chọn thời gian cùng các yếu tố để mọi công việc diễn ra tốt đẹp nhất.
Từ chối cố vấn từ người khác
Không chỉ là người cung cấp những lời khuyên bổ ích cho nhân viên mà chính bản thân nhà lãnh đạo cũng cần phải nhận tư vấn từ người khác. Một minh chứng rõ ràng nhất chính là CEO của Apple – Tim Cook. Theo ông, lãnh đạo là một công việc khó khăn và thường phải đưa ra những quyết định ảnh hưởng tới hàng chục nghìn nhân viên.
Vì thế những lúc cần tư vấn, Tim Cook sẽ tìm đến những người có thể cho ông lời khuyên minh bạch nhất. Đó có thể là cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, CEO Goldman Sachs hoặc nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett.
Tuy nhiên, dù hỏi ý kiến từ người khác nhưng không đồng nghĩa với việc nghe theo lời nguyên của họ. Một CEO không nên chỉ biết nghe ý kiến, làm theo người khác mà phải biết chọn lọc và vận dụng phù hợp mang lại lợi ích cho công ty.
Bỏ qua việc kiểm tra nhân viên
Trình độ, kỹ năng và tính cách của một cá nhân luôn thay đổi theo thời gian. Đó là lý do vì sao việc kiểm tra, giám sát và hỗ trợ huấn luyện nhân viên phát triển lại quan trọng đến vậy. Bởi nhân viên chính là linh hồn của một công ty, nhân viên giỏi thì công ty sẽ vững mạnh.
Ôm đồm quá nhiều công việc
Làm quá nhiều việc có thể bàn giao cho người khác thay thế không phải là một người lãnh đạo thông minh. Công việc của người lãnh đạo là bổ nhiệm đúng người làm đúng việc.
Không chỉ dẫn nhân viên
Nhà lãnh đạo không quan tâm đến việc quản lý, hướng dẫn nhân viên hoạt động tích cực, hiệu quả thì không thể phát triển công ty. Nếu nhân viên cần sự giúp đỡ, cần phải đáp ứng ngay.
Không thích đổi mới
Có đổi mới thì sẽ phát triển. Làm lãnh đạo là phải linh hoạt với thay đổi và đổi mới để tìm ra những biện pháp giải quyết đổi mới nhanh chóng, hiệu quả.
Ngay cả khi xảy ra tình huống khó khăn nhất, cũng phải đưa ra phương án giải quyết sáng suốt nhất. Đó là thách thức của một người làm lãnh đạo.
Nguyễn Linh (Trí thức trẻ)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Covid-19 sẽ tạo ra nhà lãnh đạo kiên cường

    Covid-19 sẽ tạo ra nhà lãnh đạo kiên cường

    31/07/2020 1:46 PM

    CafeLand - Robert Slack, người sáng lập và CEO của Công ty môi giới bất động sản Robert Slack LLC, đã phát triển công ty thành đế chế bất động sản ở Florida. Ông chia sẻ cách thức giúp những người trong nghề bất động sản có thể thích nghi với những thời điểm kinh doanh khó khăn và vượt qua đại dịch Covid-19.

  • Các lãnh đạo không nhận lương trong dịch Covid-19

    Các lãnh đạo không nhận lương trong dịch Covid-19

    26/03/2020 8:20 AM

    Đại dịch Covid-19 khiến hoạt động kinh doanh trên khắp thế giới bị ảnh hưởng nặng nề. Các nhà sáng lập, CEO ở một số công ty đã không nhận lương để "chiến đấu" cùng nhân viên.

  • Jack Welch, “Nhà quản lý của thế kỷ 20” vừa qua đời ở tuổi 84

    Jack Welch, “Nhà quản lý của thế kỷ 20” vừa qua đời ở tuổi 84

    03/03/2020 1:27 PM

    Ông Jack Welch là người được nhiều tạp chí hàng đầu như Time, Fortune, Business Week ca ngợi là vị CEO vĩ đại nhất nước Mỹ.

  • 10 nhà lãnh đạo trẻ nhất thế giới

    10 nhà lãnh đạo trẻ nhất thế giới

    11/12/2019 2:20 PM

    Ở tuổi 34, Sanna Marin vừa trở thành thủ tướng trẻ nhất thế giới sau khi được bầu làm nhà lãnh đạo Phần Lan. Tuổi tác và con đường chính trị của Marin, cộng thêm việc bà mới sinh con, khiến nhiều người liên tưởng và so sánh với nữ thủ tướng New Zealand, Jacinda Ardern, 39 tuổi.

  • Đâu là điểm chung của hơn 38.000 nhà lãnh đạo trên thế giới?

    Đâu là điểm chung của hơn 38.000 nhà lãnh đạo trên thế giới?

    04/12/2019 9:50 AM

    Theo thống kê, trong số 38.085 nhà lãnh đạo tại 145 quốc gia trên thế giới, chủ yếu là nam giới, độ tuổi trung bình 55 và có thu nhập cao.

  • Công thức 1% + 4%= 96% tạo nên nhà lãnh đạo kiệt xuất

    Công thức 1% + 4%= 96% tạo nên nhà lãnh đạo kiệt xuất

    16/10/2019 1:30 PM

    Nhà lãnh đạo kiệt xuất không hoàn toàn là do thiên bẩm nhưng nếu chỉ cố gắng mà không có tài năng thì sao? Công thức 1% + 4% dưới đây sẽ giúp trả lời câu hỏi trên.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.