Lý do khiến họ có thể lách luật được là bởi sản phẩm bán bởi các công ty con ở nước ngoài không bị coi như sản phẩm Mỹ, chính vì vậy họ tiếp tục bán cho Huawei mà không sợ bị trừng phạt.

Ảnh: Nikkei

Theo báo New York Times trích nguồn tin từ 4 người có nguồn tin thân cận với vụ việc, nhiều doanh nghiệp công nghệ cao của Mỹ vẫn tiếp tục “phớt lờ” lệnh cấm từ phía chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump để bán linh kiện cho Huawei.

Cụ thể, từ tháng 5/2019 khi mà doanh nghiệp Mỹ chính thức bị cấm bán linh kiện, công nghệ Mỹ cho Huawei, nhiều doanh nghiệp như Intel hay Micron vẫn tìm được cách để tiếp tục bán cho Huawei. Hoạt động bán công nghệ Mỹ cho Huawei được bắt đầu từ khoảng 3 tuần trước đây.

Lý do khiến họ có thể lách luật được là bởi sản phẩm bán bởi các công ty con ở nước ngoài không bị coi như sản phẩm Mỹ, chính vì vậy họ tiếp tục bán cho Huawei mà không sợ bị chính quyền Tổng thống Trump trừng phạt.

Cổ phiếu công ty Micron Technology tăng khoảng 10% trong phiên ngày thứ Ba sau khi hãng sản xuất chip này công khai công bố hãng đã khôi phục lại việc bán hàng cho Huawei Technologies và nhu cầu đối với sản phẩm chip của công ty sẽ vẫn tăng trở lại trong năm nay.

Giám đốc điều hành của Micron, ông Sanjay Mehrotra, cho biết rằng hãng sản xuất chip cho điện thoại thông minh và một số thiết bị khác đã khôi phục lại việc bán hàng cho Huawei trong 2 tuần gần nhất sau khi xem xét lại lệnh cấm từ phía Mỹ về việc cấm bán công nghệ Mỹ cho công ty viễn thông Trung Quốc.

Ông Mehrotra tuyên bố: “Chúng tôi quyết định rằng chúng tôi có thể hợp pháp bán những sản phẩm hiện tại bởi nó không chịu ràng buộc bởi quy định cấm xuất khẩu cũng như danh sách hạn chế.

Tuy nhiên, bất ổn xung quanh Huawei đang ngày một tăng lên và chúng tôi không thể dự báo cụ thể về khối lượng và thời gian mà chúng tôi sẽ có thể chuyển hàng đến Huawei”.

Đối với quý kinh doanh gần nhất, kết quả kinh doanh của Micron vẫn vượt dự báo của giới chuyên gia. Ông Mehrotra cho biết Huawei là khách hàng số 1 của công ty và lệnh cấm của chính quyền Mỹ khiến cho công ty thiệt hại khoảng 200 triệu USD trong quý vừa qua.

Trung Mến (BL)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.