Vươn lên thành doanh nghiệp viễn thông đứng thứ 2 thế giới với doanh số 32,3 tỷ USD năm 2011 (sau Ericsson), Huawei đang chuyển hướng từ một nhà sản xuất thiết bị mạng lõi sang cung cấp giải pháp và thiết bị đầu cuối.

Theo ông Scott Sykes – Phó Chủ tịch phụ trách truyền thông của Huawei, việc chuyển hướng này là để thích ứng với sự thay đổi của ngành công nghiệp CNTT. Từ một doanh nghiệp chuyên cung cấp thiết bị cho các mạng viễn thông, Huawei đang chuyển hướng sang cung cấp các giải pháp ICT cho các doanh nghiệp, tổ chức và các thiết bị cầm tay đầu cuối với mô hình kinh doanh “điện toán đám mây - hạ tầng viễn thông - thiết bị” (cloud-pipe-device).


Năm 2011, nhóm giải pháp ICT doanh nghiệp mang lại cho Huawei 9,2 tỷ NDT với mức tăng trưởng doanh số là 57,1%, còn nhóm sản phẩm dành cho người tiêu dùng đạt doanh số 44,6 tỷ NDT.


Với mục tiêu đạt 100 tỷ USD đến năm 2010, cả 3 lĩnh vực kinh doanh (gồm các giải pháp cho lĩnh vực viễn thông; các giải pháp ICT phục vụ các tổ chức, doanh nghiệp; và các sản phẩm đầu cuối phục vụ người tiêu dùng) đều được Huawei đánh giá có vai trò quan trọng như nhau trong chiến lược kinh doanh.


Huawei chuyển hướng
Các sản phẩm điện thoại di động thông minh của Huawei. (Ảnh: TH)


Trong năm 2011, Huawei tiếp tục dẫn đầu trong các mạng LTE vô tuyến và đã cung cấp các giải pháp và dịch vụ tổng thể cho hơn 310 nhà khai thác viễn thông trên toàn thế giới. Mặc dù hiện là thương hiệu sản xuất thiết bị cầm tay (handset) đứng thứ 6 thế giới về doanh số, sau 5 nhà sản xuất khác lần lượt là Nokia, Samsung, Apple, ZTE và LG, song Huawei cũng không ngần ngại đặt mục tiêu trở thành trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu trên thị trường toàn cầu. Năm 2011, Huawei tiêu thụ được 20 triệu thiết bị cầm tay, gấp 4 lần năm 2010 và 2012, mục tiêu của Huawei là tiêu thụ 60 triệu smartphone.


Một trong những giải pháp để Huawei đạt được mục tiêu đó chính là công tác nghiên cứu phát triển. Huawei hiện có 62.000 người, chiếm khoảng 44% tổng số nhân lực, làm trong các bộ phận nghiên cứu phát triển.


Tập đoàn viễn thông Trung Quốc đã thành lập 23 trung tâm nghiên cứu tại Đức, Thụy Điển, Anh, Pháp, Italy, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và các quốc gia khác. Bên cạnh đó, Huawei phối hợp với các nàh mạng cho ra đời 34 trung tâm hợp tác sáng tạo để chuyển giao công nghệ. Trong năm 2011, Huawei đã đăng ký 36.344 ứng dụng sáng chế (patent applications) tại Trung Quốc, 10.650 ứng dụng sáng chế theo Thỏa thuận Hợp tác Sáng chế (the Patent Cooperation Treaty – PCT), và 10.978 ứng dụng sáng chế tại nước ngoài.


Trong lĩnh vực công nghệ điện toán đám mây, Huawei đã được cấp 685 sáng chế tại Trung Quốc, 226 sáng chế tại châu Âu và 107 sáng chế tại Mỹ. Huawei đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các tiêu chuẩn cho điện toán đám mây và là một trong 14 thành viên chủ chốt của tổ chức DMTF (Distributed Management Task Force).


Tính đến cuối năm 2011, Huawei đã tham gia 130 tổ chức tiêu chuẩn ngành, như 3GPP, IETF, ITU, OMA, ETSI, IEEE và 3GPP2. Huawei đã đệ trình hơn 28.000 đề nghị lên các tổ chức tiêu chuẩn này và đã giữ những vị trí chủ chốt trong các tổ chức OMA, CCSA, ETSI, ATIS và rất nhiều các tổ chức có thẩm quyền khác. Năm 2011, Huawei đã đầu tư 3,8 tỷ USD cho việc cứu phát triển. Năm 2012, dự kiến Huawei sẽ đầu tư 4,5 tỷ USD cho hoạt động này, trong đó tập trung vào việc phát triển chip di động và thiết bị đầu cuối, ông Eric Xu – Phó Chủ tịch điều hành Huawei phát biểu.


Huawei vào thị trường Việt Nam cách đây 12 năm và là nhà cung cấp thiết bị mạng cho hầu hết các nhà mạng lớn ở VN như MobiFone, VinaPhone, Viettel, Vietnamobile... và Việt Nam được xác định là 1 trong 15 thị trường trọng điểm của Huawei.

Theo ICTnews
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: Huawei