CafeLand - Nếu thời gian còn quý hơn cả tiền bạc thì việc sở hữu một chiếc máy bay riêng ở nước ta, một đất nước cơ sở hạ tầng giao thông kém phát triển, sẽ mang lại cho người ta nhiều hơn cả tiền bạc.

Năm sinh: 1961

Nơi sinh: Hải Dương

Trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế

Quá trình công tác:

Từ năm 1992 - 1996: Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát.

1996 - 2005: Chủ tịch HĐQT các công ty thuộc nhóm Hòa Phát.

Chức vụ công tác hiện nay: Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát.

Sự Nghiệp:

Trần Đình Long là một đại gia khá kín kẽ và rất ít xuất hiện trước báo chí. Ông được biết đến với vai trò Chủ tịch Hội Đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát.

Ông được báo chí nhắc đến nhiều sau sự kiện chi mạnh tay cho việc mua sắm máy bay 6 chỗ vào năm 2010 với chi phí lên đến gần 5 triệu USD (tương đương 96 tỷ đồng).

Sau hơn một năm sử dụng ông Long tiếp tục tậu thêm cho mình chiếc trực thăng 12 chỗ ngồi. Ngoài sự tiện nghi về nội thất, số ghế ngồi nhiều hơn, chiếc trực thăng mang mã VN-D668 này có khả năng bay xa hơn giúp ông chủ tập đoàn thép thực hiện chặng Hà Nội - Đà Nẵng mà không cần phải tiếp nhiên liệu. Theo đó, giá tiền của chiếc này cũng đắt hơn rất nhiều dù ông Long không tiết lộ con số cụ thể.

Chiếc trực thăng 12 chỗ ngồi của ông Trần Đình Long

Chiếc trực thăng thuộc sở hữu của ông riêng của Trần Đình Long, hiện nay đang cho Tập đoàn Hòa Phát thuê với mục đích công việc. Hiện nay, Tập đoàn Hòa Phát đầu tư rất nhiều dự án trải dài khắp các tỉnh, vì thế việc có máy bay đi lại gúp ông Long và ban lãnh đạo có mặt kịp thời để xử lý các công việc phát sinh và tiết kiệm rất nhiều thời gian. Việc sở hữu máy bay riêng là điều xa xỉ nhưng khi máy bay riêng trở thành phương tiện kinh doanh cần thiết, mang lại hiệu quả thì nó thực sự là biểu tượng đáng tự hào cho thành công chung của mỗi tập đoàn kinh tế tư nhân.

Ông Long là người thứ hai tại Việt Nam công khai sở hữu máy bay riêng. Trước đó vào năm 2008, ông Đoàn Nguyên Đức - Hoàng Anh Gia Lai là người đầu tiên ở Việt Nam sắm phi cơ riêng Beechcraft King Air 350 trị giá 5,1 triệu USD.

Báo cáo tài chính hợp nhất HPG 2011

Báo cáo tài chính hợp nhất HPG 2011

Mô hình hoạt động của HPG

Ngoài sở hữu máy bay riêng, ông Long còn nổi tiếng với vai trò là ông bầu bóng đá khi sở hữu đội bóng Hoà Phát Hà Nội. Nhưng một năm trước, do quá mệt mỏi “bầu” Long đã quyết định chuyển giao CLB Hòa Phát Hà Nội cho bầu Kiên. Đội bóng sau đó được ghép với HN ACB để trở thành CLB Hà Nội.

Tập đoàn Hòa Phát là một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam. Khởi đầu từ một công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng. Từ tháng 8/1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực như nội thất, ống thép, thép, điện lạnh, bất động sản.

Tính đến tháng 1/2012, Tập đoàn Hòa Phát có 11 công ty thành viên, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất thép, khai thác khoáng sản, sản xuất than coke, kinh doanh bất động sản, sản xuất nội thất, sản xuất máy móc, thiết bị xây dựng với các nhà máy tại Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương. Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG.

Báo cáo tình hình quản trị 6 tháng đầu năm 2012

Một số sản phẩm kinh doanh tiêu biểu của Tập đoàn Hòa Phát

CafeLand Doanh nhân
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.