CafeLand - “Bỏ trứng vào một giỏ hay bỏ nhiều trứng vào nhiều giỏ” đây là câu hỏi không ít doanh nghiệp Việt băn khoăn. Ông Phạm Đình Đoàn – CEO Tập đoàn Phú Thái đã chia sẻ quan điểm của ông về vấn đề này.

“Yếu nhưng muốn làm nhiều”

Kinh tế thị trường mới mở cách đây khoảng 20 năm, các chính sách hỗ trợ của chính phủ chưa nhiều. Nền tảng đào tạo của các doanh nghiệp Việt không nhiều, nhưng khi làm thì lại muốn hoành tráng, cái gì cũng muốn làm chính điều đó đã tạo ra mâu thuẫn.

Trong một triển lãm doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản, tôi có nói chuyện với doanh nghiệp sản xuất váng đậu, rượu Sakê có thâm niên cả trăm năm nhưng họ chỉ sản xuất có một loại sản phẩm và trung thành với nó trong bao nhiều năm qua. Bởi vì bản chất của người Nhật họ tính toán rất chi ly, kỹ càng, không vì rủi ro mà dịch chuyển sang các ngành khác. Còn nhân viên thì gắn bó với công ty từ đời này sang đời khác, điều đó sẽ tạo ra một chiến lược kinh doanh của các công ty Nhật Bản bằng mọi giá tập trung vào một cái tốt nhất vì ngoài công nghệ họ còn có cả trái tim. Chính vì kiên định như thế nên một số ngành hàng của Nhật đã nhảy lên đứng đầu thế giới, còn ở Việt Nam thì các doanh nghiệp Việt chỉ cần kinh doanh ổn định trong 3 năm thì nhảy vội sang bất động sản luôn.

Việt Nam nổi tiếng với sản phẩm như bánh đậu xanh Hải Dương, kẹo dừa Bến Tre nhưng vẫn không công nghiệp hóa được vẫn cứ thủ công suốt đời, như thế thì làm sao bán ra nước ngoài được, đấy là điều đáng tiếc. Chúng ta yếu nhưng chúng ta muốn làm nhiều đó là mâu thuẫn lớn nhất tôi nghĩ rằng trong thời gian tới sẽ có nhiều doanh nghiệp Việt phá sản nữa.

Đối với câu hỏi nên kinh doanh một ngành hay đa ngành thì tôi cho rằng: Đối với những tập đoàn lớn như SamSung khi quá mạnh thì người ta mới bành trướng qua lĩnh vực khác. Còn với các doanh nghiệp Việt Nam thì điều này rất nguy hiểm. Tôi lấy ví dụ như Vinashin ngoài đóng tàu còn có cả nhà máy sản xuất bia ở Ninh Bình, với vốn đầu tư lên đến hàng triệu USD. Còn ông sản xuất bia thì đi sản xuất thuốc lá, sản xuất bánh kẹo thì nhảy sang bất động sản, ngân hàng…, Chính điều này đã làm cho không ít doanh nghiệp điêu đứng, phải thoái vốn ra các ngành phụ.

Trong khi lĩnh vực đóng tàu Phú Thái có một công ty con bán thiết bị về máy móc đóng tàu, doanh số năm nay tăng trưởng 300% (60 triệu đô), còn các doanh nghiệp đóng tàu nước ngoài ở Việt Nam tăng trưởng nhanh hơn nữa, trong khi đó Vinashin lại chết, đấy là một nghịch cảnh trong khi Việt Nam có rất nhiều lợi thế với bờ biển dài, công nhân giỏi nhưng lại không quản lý được con người.

Rõ ràng mình yếu như thế, ngay cả đóng tàu còn chưa xong lại chuyển sang sản xuất bia thì càng chết nhanh hơn. Tôi vẫn giữ kiên định doanh nghiệp nên đặt chiến lược của mình vào một sản phẩm thì 100% sẽ thành công.

Linh hoạt trong một chiến lược dài hạn

Tôi nghĩ rằng chúng ta yếu chúng ta nên đi vào thị trường ngách, thậm chí “bỏ hết trứng vào một giỏ, chứ không phải bỏ nhiều trứng vào nhiều giỏ” có nghĩa là nếu chúng ta tập trung làm một loại, một mô hình thì chắc chắn chúng ta sẽ thành công.

Thứ 2 là luôn luôn thích nghi, vì trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Việt cũng giống như luật giao thông không có gì nghiêm túc cả, cho dù mình đi đúng luật nhưng người khác cũng đâm vào mình vì thế mình phải linh hoạt để né tránh, cũng giống như trong kinh doanh cần linh hoạt trong một chiến lược dài hạn.

Thứ 3 là chuẩn bị tốt nguồn nhân lực. Tôi được biết hiện nay rất nhiều doanh nghiệp Việt mời các lãnh đạo lớn của các doanh nghiệp nước ngoài và trả lương 15- 20 ngàn USD/tháng, đôi lúc chưa chắc hiệu quả, điều đó không có nghĩa là người ta không có trình độ. Vì khi thuê nguồn nhân sự của nước ngoài thì doanh nghiệp phải xem xét mình ở quy mô nào, không thể dùng một ông chủ tịch thành phố về làm chủ tịch phường được, như thế thì rất lãng phí.

Tôi nghĩ việc sử dụng nhân lực cần đúng người, đúng việc và nên lựa chọn những người tâm huyết đồng hành cùng doanh nghiêp, có văn hóa giống doanh nghiệp, hiểu và có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó thì nên sử dụng. Không nên sử dụng những người quá cao siêu, lãng phí và cuối cùng cũng không hoàn thành nhiệm vụ.

Nhận định về câu hỏi “Việt Nam chúng ta nên đa dạng hay nên chuyên vào một cái gì đó” thì TS Vũ Đình Ánh cho rằng: Người Việt có một câu rất hay “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” đây là lời răn dạy của cha ông nhằm khuyên nhủ con cháu nên tập trung làm một nghề thì mới mong có được thành công. Điều này đã khẳng định từ xưa tới nay, chuyên sâu vào một cái gì đó rất tốt, nhưng tại sao giờ các doanh nghiệp Việt Nam thích đi vào đa dạng hóa, kể cả doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước.

Tại sao đăng ký kinh doanh là một chuỗi dài danh sách, cái gì cũng làm mà rốt cuộc không làm gì cả bởi vì rủi ro rất lớn. Nếu chuyên vào cái gì đó có thể rủi ro từ bản thân, từ thị trường và từ cơ chế chính sách khiến cho các doanh nghiệp phải đặt trứng vào nhiều giỏ chứ không thể bỏ tất cả trứng vào một giỏ, bởi vì nó rất nguy hiểm.

Gia Bảo
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Vũ Văn Tiền, trụ cột tập đoàn đa ngành Geleximco

    Vũ Văn Tiền, trụ cột tập đoàn đa ngành Geleximco

    01/11/2020 2:21 PM

    CafeLand - Ông Vũ Văn Tiền, người đứng đầu tập đoàn đa ngành Geleximco, từng là chủ tịch ngân hàng ABBank. Ông Tiền được xem là đại gia ngầm trong lĩnh vực bất động sản khi sở hữu nhiều khu đất vàng và dự án bất động sản nghìn tỉ tại hai miền Nam - Bắc.

  • Đế chế đa ngành của các tỷ phú Việt Nam

    Đế chế đa ngành của các tỷ phú Việt Nam

    13/10/2020 1:15 PM

    "Các tỷ phú Việt Nam là tỷ phú tự thân. Họ đi lên bằng trí tuệ và công sức. Đó là một điều rất đáng tự hào", Chủ tịch Dragon Capital Dominic Scriven nhận xét.

  • Đại gia đa ngành Đoàn Quốc Việt

    Đại gia đa ngành Đoàn Quốc Việt

    05/08/2020 8:50 AM

    CafeLand – Nhắc đến cái tên Đoàn Quốc Việt, nhiều người nghĩ ngay đến ông chủ doanh nghiệp đang sở hữu khối bất động sản khổng lồ ở phía bắc. Nhưng có lẽ không nhiều người biết rằng vị chủ tịch HĐQT kín tiếng của Tập đoàn BIM còn là một “ông trùm” trong lĩnh vực nông – thủy sản.

  • 6 bước hợp nhất các nhóm chuyên gia đa ngành

    6 bước hợp nhất các nhóm chuyên gia đa ngành

    21/11/2016 3:18 PM

    Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất và quản trị. Chính vì vậy, khả năng phối hợp với người khác, đặc biệt là những chuyên gia ở nhiều ngành khác nhau sẽ trở nên vô cùng quan trọng trong việc tạo ra các giải pháp phù hợp với bối cảnh thời đại mới.

  • Đa ngành có phải là cái bẫy?

    Đa ngành có phải là cái bẫy?

    16/11/2013 8:34 PM

    Khủng hoảng kinh tế đòi hỏi các DN quay trở lại với những giá trị cốt lõi của mình, tuy nhiên, nhìn nhận như thế nào cho hợp lý về kinh doanh đa ngành hay quay lại với kinh doanh cốt lõi vẫn đang gây ra những bàn thảo trái chiều trong dư luận mà một kết luận mở còn để ngỏ.

  • Doanh nghiệp Việt: Đa ngành đến đâu, cốt lõi là gì?

    Doanh nghiệp Việt: Đa ngành đến đâu, cốt lõi là gì?

    23/10/2013 10:31 AM

    Việt Nam chưa có công ty đa ngành đúng nghĩa là quan điểm của bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Tổng Giám đốc Công ty CP Cơ điện lạnh REE trong khuôn khổ Hội nghị đầu tư 2013, với chủ đề “Quay về cốt lõi” được tổ chức tại TP.HCM vào ngày 22/10/2013.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.