Chỉ doanh nghiệp mới biết cần bao nhiêu cho marketing và khoản tiền này không giống nhau ở các năm. Do đó, quy định 10% chi phí quảng cáo trên tổng thực tế phát sinh là không hợp lý, theo ông Phan Đăng Tuất, Chủ tịch Bia Sài Gòn.

- Vì sao ông cho rằng quy định khống chế chi phí quảng cáo không quá 10% chi phí hợp lý của doanh nghiệp là không cần thiết?

- Marketing là nhu cầu của doanh nghiệp, chỉ doanh nghiệp mới biết, nhà nuớc không thể biết đuợc. Chi bao nhiêu, vào lúc nào, cho ai, vào việc gì... là vấn đề của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, hiện nay, cơ quan nhà nuớc lại quy định chi phí quảng cáo không đuợc quá 10% chi phí thực tế phát sinh trong kỳ, điều này có 3 điểm vô lý.

Thứ nhất, chi phí thực tế phát sinh trong kỳ tới tháng 3 năm sau mới có thể biết đuợc. Một năm ba tháng truớc đó doanh nghiệp chưa thể biết chi phí mình bao nhiêu. Ví dụ, Sabeco ngày 1//1/2012 kết sổ thì tới tháng 4-5, các chi phí mới có con số cụ thể, cho nên truớc đó chúng tôi chi tù mù cho quảng cáo, không biết có vượt quá 10% hay không. Bài toán này xảy ra với tất cả các doanh nghiệp chứ không riêng Sabeco.

Thứ hai, quy định con số 10% chung cho các loại hình doanh nghiệp là vô duyên. Có khi ngành này cần nhưng ngành kia thì không, hoặc có đơn vị cùng ngành nhưng nhu cầu quảng cáo cho từng thị truờng lại khác nhau.

Thứ 3, không ai quản lý chi phí với mẫu số là chi phí cả, nếu muốn quản lý thì phải quản lý trên doanh thu như chi phí quảng cáo không đuợc vượt quá 20-30% doanh thu chẳng hạn.

Ví dụ: bạn yêu cầu con chỉ đuợc chơi điện tử không quá nửa số tiền mà bạn đã cho con ăn sáng, vậy nếu muốn có thêm tiền điện tử, bé phải xin thêm tiền ăn sáng. Đó là cách không văn minh, trong truờng hợp doanh nghiệp, áp trong quy định này, khi cần thêm tiền quảng cáo thì tôi phải nâng các chi phí phát sinh lên (có thể nâng khống cả chi phí khác như sự cố, điện nuớc tăng...).

- Nhiều ý kiến cho rằng nếu không khống chế trần chi phí quảng cáo sẽ phát sinh nhiều hệ lụy tiêu cực, trong đó có chuyện doanh nghiệp né thuế. Quan điểm của ông về vấn đề này?

- Không thể nói như vậy. Điều đó sẽ có thị truờng, doanh nghiệp lo, cổ đông kiểm soát, cơ quan thanh tra thuế nữa. Khi cần kiểm tra tính minh bạch chỉ cần đối chiếu chứng từ là xong, không chạy đâu đuợc.

Với một công ty cụ thể phải hạch toán rõ ràng, nếu chi quá nhiều cho quảng cáo mà không đem lại hiệu quả thì cổ đông sẽ siết ngay. Với đơn vị nhà nuớc thì có thể mất chức tức khắc. Còn về thị truờng, chẳng đơn vị nào không tính đến hiệu quả marketing. Nếu không hiệu quả, thị truờng sẽ tự đào thải.

Ông Phạm Đăng Tuất, Chủ tịch Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).

- Vậy các doanh nghiệp muốn hạn mức này nên là bao nhiêu?

- Theo tôi, không nên dùng quyết định hành chính nào để phủ quyết quyền làm thị truờng của doanh nghiệp. Chúng tôi biết rõ nhu cầu của mình, nhà nuớc phải trả lại quyền làm thị truờng cho chúng tôi, đây là quyền tối thuợng của doanh nghiệp.

Không cần không chế là cách văn minh nhất, hãy để doanh nghiệp tự quyết số phận của mình. Nếu buộc phải khống chế thì nên quy định cho từng ngành nghề cụ thể nhưng cách này không giải quyết tận gốc vấn đề.

Biện pháp nới rộng trần chi phí cũng không đem lại hiệu quả, vì có thể năm nay tôi cần 40% chi phí quảng cáo để tấn công thị truờng tiềm năng nhưng năm sau tôi không cần đồng nào nữa vì chiến dịch đó vẫn đang phát triển thành công.

- Chi phí marketing có ý nghĩa như thế nào đối với ngành bia?

- Khoản chi này rất quan trọng vì cơ bản người tiêu dùng chỉ trả tiền cho những gì họ biết. Heineken còn dùng những nguời nổi tiếng như điệp viên 007 quảng cáo. Ngoài ra, đồ uống (nhất là bia) còn thể hiện gu, sĩ diện nên một chiến dịch marketing đánh đúng nhu cầu sẽ tạo hiệu quả khác biệt rõ ràng.

Nếu còn áp trần chi phí quảng cáo, và một khi các hãng bia lớn trên vào Việt Nam, chắc chắn các doanh nghiệp trong nước hết đất sống. Trước nay, việc cạnh tranh giữa bia nội - ngoại về quảng cáo là không bình đẳng. Chúng tôi phải tự bỏ tiền túi làm chiến dịch quảng cáo, mời nguời nổi tiếng, quay clip... nhưng tất cả điều đó vẫn bị khống chế với 10% như đã nói án ngữ.

Trong khi đó hãng ngoại đuợc hỗ trợ từ tập đòan "mẹ", các đọan quảng cáo với nguời nổi tiếng có giá cả mấy triệu USD nhưng khi đem vào Việt Nam họ chỉ việc phát lên tivi, họ có phải đóng thuế cho các đoạn quảng cáo này. Theo tôi biết thì không, trong khi đây cũng là sản phẩm dịch vụ chứ. Vậy bình đẳng ở đâu?

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành quy định mức chi cho quảng cáo tiếp thị đuợc khấu trừ thuế chỉ là 10% tổng chi phí kinh doanh hợp lý cảa doanh nghiệp. Dự thảo sửa đổi Chính phủ trình Quốc hội kỳ này đề xuất nâng giới hạn lên 15%. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng không nên khống chế mà trao quyền tự quyết cho doanh nghiệp.

Kiên Cuờng (VnExpress)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Chủ tịch Sabeco: Chưa đủ tỷ lệ cổ phần hóa để “lên sàn”

    Chủ tịch Sabeco: Chưa đủ tỷ lệ cổ phần hóa để “lên sàn”

    28/05/2015 10:02 PM

    “Có những lợi và siêu hại nếu hợp tác trục trặc. Không cẩn thận chả mấy chốc mà mất thương hiệu bởi chủ nghĩa thôn tính. Đây là vấn đề mang tính chiến lược phải tính toán kỹ.”, ông Phan Đăng Tuất, Chủ tịch Sabeco trả lời cổ đông.

  • CEO Bia Sài Gòn: Người truyền lửa

    CEO Bia Sài Gòn: Người truyền lửa

    14/02/2014 11:08 AM

    Với những trải nghiệm tích lũy được, ông Phan Đăng Tuất, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) tự nhận mình đang được quá nhiều và sẽ trở lại bục giảng khi kết thúc công việc ở Sabeco, nhằm góp phần vun trồng thế hệ doanh nhân sau này vững vàng hơn về tri thức.

  • Chủ tịch Sabeco nhận lương tháng 34 triệu đồng

    Chủ tịch Sabeco nhận lương tháng 34 triệu đồng

    25/08/2013 4:40 PM

    Cà phê Trung Nguyên có thể trả nhân viên hàng trăm triệu đồng, trong khi Tổng công ty nước giải khát Sài Gòn vì là doanh nghiệp 90% vốn nhà nước nên chỉ trả 34 triệu đồng cho Chủ tịch, 15-20 triệu cho chuyên gia.

  • "Trong kinh doanh, chưa bao giờ tôi thấy ung dung"

    "Trong kinh doanh, chưa bao giờ tôi thấy ung dung"

    19/07/2013 5:15 PM

    Vừa bắt đầu trò chuyện, ông nói ngay: "Nào, bạn muốn hỏi gì? Ngắn gọn và trọng tâm thôi nhé”. Cách vào chuyện rất… công việc, hơi gượng ép, nhưng sau vài chia sẻ, dường như "chạm" vào những trăn trở, ông trở nên cởi mở, hào hứng, thỉnh thoảng còn tỉ mỉ vẽ cả đồ thị, hàm số lên giấy để giảng giải. Thói quen ấy không lạ, vì ông từng làm cán bộ nghiên cứu khoa học, chuyên viên nghiên cứu chính sách, nhà quản lý, giảng dạy...

  • Chủ tịch Sabeco: 'Hãy trả quyền làm thị trường cho chúng tôi'

    Chủ tịch Sabeco: 'Hãy trả quyền làm thị trường cho chúng tôi'

    22/05/2013 8:49 AM

    Chỉ doanh nghiệp mới biết cần bao nhiêu cho marketing và khoản tiền này không giống nhau ở các năm. Do đó, quy định 10% chi phí quảng cáo trên tổng thực tế phát sinh là không hợp lý, theo ông Phan Đăng Tuất, Chủ tịch Bia Sài Gòn.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.