Là “dân ngoại đạo” trong làng ôtô Mỹ, Alan Mulally, Tổng Giám đốc của Ford, đã đưa cỗ xe Ford trở lại đường đua như thế nào?

Chìa khóa của Alan Mulally


Cuối năm 2006, khi Mulally gia nhập Hãng Ôtô Ford sau hơn 37 năm làm việc tại Tập đoàn Máy bay Boeing, ông phải đối mặt với nhiều ánh mắt hoài nghi bởi ông là “dân ngoại đạo”. Tuy vậy, sau khi đưa Ford qua một khúc cua ngoạn mục để thoát khỏi suy thoái, Mulally đã chứng minh rằng ông vừa lập được một thành tích ấn tượng mà chưa chắc dân trong nghề có thể làm được.


Cụ thể, đến nay Ford đã có dấu hiệu hồi sinh rõ rệt. Doanh số quý II năm nay của Công ty đạt 31,3 tỉ USD với mức lợi nhuận trước thuế 2,9 tỉ USD. Thị phần của Ford cũng tăng 1,4 điểm phần trăm lên 17,5%. Theo bảng xếp hạng mới nhất do Công ty Nghiên cứu Thị trường Ôtô Kelley Blue Book (Mỹ) công bố, Ford đã qua mặt Toyota (Nhật) để trở thành thương hiệu ôtô được tin cậy nhất tại Mỹ.


Chìa khóa của Mulally


Ở cương vị lãnh đạo, Mulally yêu cầu thông tin phải được chia sẻ một cách thông suốt và đầy đủ trong ma trận quản lý mới do chính ông xây dựng. Ma trận này bao gồm các nhóm sản phẩm và kỹ năng như công đoạn dán tem, làm thân xe. Ông tổ chức buổi họp kỹ thuật vào thứ Năm hằng tuần. Trong buổi họp, tất cả các thông tin liên quan đến hiệu quả làm việc đều phải được trình bày rõ ràng trước Ban Giám đốc. Trong một tổ chức, kiểm soát được thông tin sẽ tạo nên một nền tảng vững mạnh. Mulally thường tâm sự với các nhân viên: “Trước sau thì chúng tôi cũng biết. Các anh biết đấy, năm ngoái chúng ta thua lỗ hết 14 tỉ USD. Vậy ở đây điều gì không ổn?”


“Điều quan trọng là bạn không thể và không có lý do gì để giấu giếm cả”, ông nói. “Nếu bạn cần hỗ trợ, những người có khả năng giúp bạn sẽ xuất hiện với thông tin hữu ích. Đó là điều tôi đã làm trong suốt 37 năm tại Boeing. Bạn không thể đạt hiệu quả công việc cao khi mọi người không tử tế với nhau. Một chiếc ôtô có khoảng 10.000 bộ phận thì một chiếc máy bay có khoảng 4 triệu. Tuy nhiên, chúng tương tự nhau cả về mặt kỹ thuật lẫn tính phức tạp. Do đó, chia sẻ thông tin để được hỗ trợ là điều rất cần thiết”.


Một sản phẩm cho toàn cầu


Năm nay, Ford dự định tung ra nhiều mẫu ôtô mới theo định hướng chiến lược của Mulally. Mẫu xe Fiesta mà Ford vừa tung ra vào tháng 5 vừa qua là bằng chứng cho cam kết của Công ty về việc sản xuất ra những mẫu xe nhỏ tiện lợi. Chiếc Fiesta với mức giá 13.300 USD và có 2 kiểu 4 cửa và 5 cửa cho khách hàng lựa chọn. Ngoài ra, cuối tháng 7 rồi, Mulally đã đến Manhattan để ra mắt mẫu xe Explorer, sản phẩm đánh dấu sự hồi sinh của dòng xe SUV. Công ty dự tính xuất khẩu Explorer đến 90 quốc gia khác nhau.


Bên cạnh Fiesta và Explorer, thành viên quan trọng nhất trong gia đình Ford đến cuối năm nay mới xuất hiện. Đó là phiên bản Focus mới nhất được chế tạo theo chiến lược mang tên One Ford của Mulally.


Theo nghĩa rộng, One Ford là chiến lược sáng tạo một mẫu xe dành cho mọi thị trường. Với chiến lược này, khoảng 85% bộ phận của Focus được thiết kế chung cho tất cả các khu vực trên thế giới. Điều này giúp Ford tiết kiệm được rất nhiều chi phí bởi Công ty không cần phải sản xuất nhiều mẫu xe để dành riêng cho từng thị trường như trước đây nữa.


Điểm đổi mới đặc biệt nhất của chiến lược One Ford là sự đơn giản hóa đến mức đáng kinh ngạc. Ford từng là công ty mà cái gì cũng quá nhiều: từ thương hiệu, mẫu mã đến máy móc, khung gầm xe, nhà xưởng và con người. Mulally đã tinh giản sự phức tạp này xuống mức có thể quản lý được. Ông rất thích thú với việc có thể giới thiệu toàn bộ chiến lược của Công ty, gồm sản phẩm, tiêu chuẩn và kế hoạch vận hành với khách tham quan chỉ trong 1 tờ giấy A4.


Tinh gọn bộ máy


Lúc Mulally mới đến Ford, Công ty có 300.000 nhân viên và 108 nhà máy trên khắp thế giới. Hiện nay, Ford chỉ còn 178.000 nhân viên và 80 nhà máy. Nhờ đó, mức độ sử dụng năng lực sản xuất đã đạt tới 85%. Ông đạt được thỏa thuận với Nghiệp đoàn Công nhân Ôtô Mỹ rằng, Ford sẽ chuyển nghĩa vụ chăm lo sức khỏe cho các công nhân về hưu của mình thành tiền mặt và cổ phiếu.


Đồng thời, Mulally quyết định nhượng lại dòng xe Jaguar và Range Rover cho Hãng Tata Motors của Ấn Độ, bán Aston Martin cho một công ty liên doanh của Anh và Kuwait, giảm số cổ phần của Ford tại Mazda từ 33% xuống còn 13%. Đầu năm nay, Ford đã bán dòng xe Volvo cho Geely, công ty ôtô đầy tham vọng của Trung Quốc. Tháng 6 vừa qua, Mulally quyết định khai tử dòng xe hạng sang Mercury để tập trung nguồn lực phát triển dòng xe Lincoln sao cho đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu cao cấp của nước ngoài. Dưới thời Mulally, Ford rất mạnh tay trong việc tinh gọn bộ máy, cắt giảm các thương hiệu phụ để có thể hồi sinh nhanh hơn.


Mulally đã giảm số mẫu xe có thương hiệu Ford và Lincoln của Công ty trên toàn cầu từ 97 xuống còn 60 mẫu và dự kiến chỉ còn 20 mẫu trong thời gian tới. Công ty cũng đang giảm số kiểu khung gầm xe từ 25 xuống còn khoảng 12. “Chúng tôi thấy khách hàng hoàn toàn thoải mái với thay đổi này”, ông Derrick Kuzak, Giám đốc Sản phẩm Toàn cầu của Ford, cho biết.


Nếu mọi thứ diễn ra đúng như kế hoạch tinh gọn bộ máy và sản phẩm của Mulally thì Công ty và các nhà cung cấp sẽ có lợi. “Vì số lượng khung gầm xe được cắt giảm hơn 50% nên một nhà máy sản xuất sẽ trở nên tinh gọn hơn nhiều. Nhờ đó, khả năng phạm sai sót cũng được hạn chế”, John Fleming, Giám đốc Sản xuất của Ford, cho biết. Sự tinh giản giúp cho chất lượng được nâng cao. Điều này cũng đồng nghĩa với chi phí bảo hành giảm và người tiêu dùng có thể bán lại chiếc xe với giá cao hơn. Vì thế, người tiêu dùng sẵn sàng chấp nhận mức khuyến mãi thấp hơn từ Ford. Đây là điều thật sự khác biệt trong suốt hơn 2 thập niên qua.


Những khoản tiết kiệm chi phí này có thể giúp Ford nâng cao khả năng sinh lợi. Công ty Tư vấn Đầu tư Soleil Securities cho biết, Ford dự định nâng biên lợi nhuận hoạt động của mình từ 7% lên 13%. Điều này đồng nghĩa với việc lợi nhuận hoạt động của Công ty trong năm 2011 sẽ tăng thêm 7 tỉ USD với mức doanh số dự kiến là 118 tỉ USD. Ford có thể dùng lợi nhuận tăng thêm này để trang trải khoản nợ 27,3 tỉ USD và có thể chi trả cổ tức cho cổ đông. Đây là điều hết sức xa xỉ trong vài năm trở lại đây đối với Ford.


Mulally cho biết thị trường tương lai của Ford là Trung Quốc, châu Âu và Mỹ Latinh. Đối thủ chính của Ford sẽ vẫn là Toyota (Nhật) và Volkswagen (Đức). Đó là góc nhìn của một “người ngoại đạo”, nhưng là “người ngoại đạo” đang từng bước giúp hãng xe huyền thoại của Mỹ tìm lại ánh hào quang xưa.

Theo nghĩa rộng, One Ford là chiến lược sáng tạo một mẫu xe dành cho mọi thị trường. Với chiến lược này, khoảng 85% bộ phận của Focus được thiết kế chung cho tất cả các khu vực trên thế giới. Điều này giúp Ford tiết kiệm được rất nhiều chi phí bởi Công ty không cần phải sản xuất nhiều mẫu xe để dành riêng cho từng thị trường như trước đây nữa.


Điểm đổi mới đặc biệt nhất của chiến lược One Ford là sự đơn giản hóa đến mức đáng kinh ngạc. Ford từng là công ty mà cái gì cũng quá nhiều: từ thương hiệu, mẫu mã đến máy móc, khung gầm xe, nhà xưởng và con người. Mulally đã tinh giản sự phức tạp này xuống mức có thể quản lý được. Ông rất thích thú với việc có thể giới thiệu toàn bộ chiến lược của Công ty, gồm sản phẩm, tiêu chuẩn và kế hoạch vận hành với khách tham quan chỉ trong 1 tờ giấy A4.


Tinh gọn bộ máy


Lúc Mulally mới đến Ford, Công ty có 300.000 nhân viên và 108 nhà máy trên khắp thế giới. Hiện nay, Ford chỉ còn 178.000 nhân viên và 80 nhà máy. Nhờ đó, mức độ sử dụng năng lực sản xuất đã đạt tới 85%. Ông đạt được thỏa thuận với Nghiệp đoàn Công nhân Ôtô Mỹ rằng, Ford sẽ chuyển nghĩa vụ chăm lo sức khỏe cho các công nhân về hưu của mình thành tiền mặt và cổ phiếu.


Đồng thời, Mulally quyết định nhượng lại dòng xe Jaguar và Range Rover cho Hãng Tata Motors của Ấn Độ, bán Aston Martin cho một công ty liên doanh của Anh và Kuwait, giảm số cổ phần của Ford tại Mazda từ 33% xuống còn 13%. Đầu năm nay, Ford đã bán dòng xe Volvo cho Geely, công ty ôtô đầy tham vọng của Trung Quốc. Tháng 6 vừa qua, Mulally quyết định khai tử dòng xe hạng sang Mercury để tập trung nguồn lực phát triển dòng xe Lincoln sao cho đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu cao cấp của nước ngoài. Dưới thời Mulally, Ford rất mạnh tay trong việc tinh gọn bộ máy, cắt giảm các thương hiệu phụ để có thể hồi sinh nhanh hơn.


Mulally đã giảm số mẫu xe có thương hiệu Ford và Lincoln của Công ty trên toàn cầu từ 97 xuống còn 60 mẫu và dự kiến chỉ còn 20 mẫu trong thời gian tới. Công ty cũng đang giảm số kiểu khung gầm xe từ 25 xuống còn khoảng 12. “Chúng tôi thấy khách hàng hoàn toàn thoải mái với thay đổi này”, ông Derrick Kuzak, Giám đốc Sản phẩm Toàn cầu của Ford, cho biết.


Nếu mọi thứ diễn ra đúng như kế hoạch tinh gọn bộ máy và sản phẩm của Mulally thì Công ty và các nhà cung cấp sẽ có lợi. “Vì số lượng khung gầm xe được cắt giảm hơn 50% nên một nhà máy sản xuất sẽ trở nên tinh gọn hơn nhiều. Nhờ đó, khả năng phạm sai sót cũng được hạn chế”, John Fleming, Giám đốc Sản xuất của Ford, cho biết. Sự tinh giản giúp cho chất lượng được nâng cao. Điều này cũng đồng nghĩa với chi phí bảo hành giảm và người tiêu dùng có thể bán lại chiếc xe với giá cao hơn. Vì thế, người tiêu dùng sẵn sàng chấp nhận mức khuyến mãi thấp hơn từ Ford. Đây là điều thật sự khác biệt trong suốt hơn 2 thập niên qua.


Những khoản tiết kiệm chi phí này có thể giúp Ford nâng cao khả năng sinh lợi. Công ty Tư vấn Đầu tư Soleil Securities cho biết, Ford dự định nâng biên lợi nhuận hoạt động của mình từ 7% lên 13%. Điều này đồng nghĩa với việc lợi nhuận hoạt động của Công ty trong năm 2011 sẽ tăng thêm 7 tỉ USD với mức doanh số dự kiến là 118 tỉ USD. Ford có thể dùng lợi nhuận tăng thêm này để trang trải khoản nợ 27,3 tỉ USD và có thể chi trả cổ tức cho cổ đông. Đây là điều hết sức xa xỉ trong vài năm trở lại đây đối với Ford.


Mulally cho biết thị trường tương lai của Ford là Trung Quốc, châu Âu và Mỹ Latinh. Đối thủ chính của Ford sẽ vẫn là Toyota (Nhật) và Volkswagen (Đức). Đó là góc nhìn của một “người ngoại đạo”, nhưng là “người ngoại đạo” đang từng bước giúp hãng xe huyền thoại của Mỹ tìm lại ánh hào quang xưa
Theo Hoàng Trung (Nhịp Cầu Đầu Tư)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.