Thị trường châu Âu đã chấp nhận thực tế rằng Hy Lạp sẽ vỡ nợ vào ngày hôm nay 30.6.

Hy Lạp sẽ không thể thanh toán số nợ 1,5 euro (tương đương với 1,7 tỷ USD) cho IMF. Tuy nhiên, IMF vẫn hy vọng Hy Lạp sẽ có thể thanh toán được khoản nợ này vào đúng thời hạn.

Về phía thị trường Hy Lạp, tất cả các ngân hàng ở Hy Lạp đã đóng cửa vào ngày 29.6 do chính phủ quốc gia này lo sợ hệ thống tài chính sẽ sụp đổ vì khủng khoảng.

Các quan chức Hy Lạp cho biết, các ngân hàng Hy Lạp sẽ đóng cửa cho đến ngày 6.7. Theo đó, người dân Hy Lạp sẽ bị kiểm soát về số lượng tiền mà họ rút. Họ chỉ được rút tối đa là 60 euro, tương đương với 67 USD.

Các ngân hàng ở quốc gia này đã bị rút hàng tỷ euro trong vòng mấy tháng. Thậm chí, trước khi cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp rẽ sang hướng xấu vào cuối tuần qua, 1/3 máy ATM quốc gia này đã “hết sạch” tiền.

Ngân hàng đóng cửa, kiểm soát vốn khó khăn có thể sẽ tàn phá hơn nữa vào nền kinh tế Hy Lạp.

Về phía châu Âu, tất cả thị trường chứng khoán Châu Âu đã lường trước nguy cơ Hy Lạp vỡ nợ trong ngày 30.6. Các nhà phân tích nơi đây cũng dự đoán rằng cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 5.7 của chính phủ Hy Lạp chỉ nhằm mục đích không để cho ngân hàng quốc gia này hết tiền thêm nữa.

Chiến lược gia của Ngân hàng Deutsche, Francis Yared, cho biết trong một lưu ý rằng các nhà đầu tư đã mất cảnh giác:

Sau sự nhượng bộ của chính phủ Hy Lạp trong một vài tuần trước, gần như tất cả các nhà đầu tư đã tin vào một giải pháp cứu Hy Lạp. Do đó, họ đã không chuẩn bị cho những kết quả tiêu cực như bây giờ.

Giờ đây, khi việc Hy Lạp vỡ nợ dường như đã chắc chắn, các nhà đầu tư lại trở nên cuống cuồng rút tiền nhanh chóng. Dĩ nhiên, về mặt luật pháp, nếu Hy Lạp không trả nợ được thì quốc gia này sẽ phá sản.

Tuyết Nhung (MTG)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.