Đại diện đàm phán các nước sẽ gặp nhau tại Atlanta (Mỹ) trong các ngày 26 – 29/9, sau đó là phiên họp 2 ngày của các Bộ trưởng thương mại, Channel News Asia cho biết.

Các cuộc nói chuyện lần này được kỳ vọng hoàn tất Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), chấm dứt 5 năm đàm phán. TPP sẽ tạo ra môi trường thương mại tự do cho 12 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Các Bộ trưởng Tài chính đã không thể hoàn thành TPP đầu tháng trước, dù nhiều vấn đề cốt lõi đã được giải quyết. Những điểm còn vướng mắc là thuế nhập khẩu sữa và phụ tùng ôtô, cũng như bảo hộ sở hữu trí tuệ với dược phẩm.

Các nước tham gia đàm phán TPP hồi tháng 7. Ảnh: Reuters

TPP sẽ bao phủ 40% thương mại toàn cầu, đồng thời giúp Mỹ cân bằng thế lực với Trung Quốc trong khu vực. Trung Quốc hiện không có mặt trong các quốc gia đàm phán TPP.

Thời gian để các nước hoàn tất TPP không còn nhiều. Mỹ phải trình lên Quốc hội về hiệp định hoàn chỉnh 90 ngày trước khi ký kết. Và vì năm sau, nước này sẽ bầu cử Tổng thống, Mỹ rất kỳ vọng sẽ ký được TPP cuối năm 2015. Các nỗ lực đàm phán càng phức tạp khi Canada tổ chức bầu cử vào ngày 19/10 này và Australia vừa đột ngột thay Thủ tướng.

Dù vậy, giữa tháng này, trong cuộc họp với các lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ, Tổng thống Mỹ - Barrack Obama vẫn lạc quan cho rằng Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ được hoàn thành trong năm nay.

Là một trong 12 nước tham gia TPP, Bộ Công Thương cho biết Việt Nam đã hoàn tất toàn bộ đàm phán song phương với các nước tại vòng đàm phán Hawaii. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã đàm phán và trao đổi bên lề với đại diện Thương mại Mỹ, Bộ trưởng phụ trách đàm phán TPP của Nhật Bản - hai nước lớn nhất trong TPP, cùng lãnh đạo Malaysia, Mexico, Singapore và Canada.

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR), GDP Việt Nam sẽ tăng tới 2% nếu gia nhập TPP. Nền kinh tế cũng sẽ có thêm gần 13 tỷ USD vốn đầu tư, xấp xỉ mức tăng của Nhật và gần gấp đôi mức tăng của Australia, Malaysia và Mỹ.

Hà Thu (VnExpress)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Anh muốn tham gia TPP sau khi rút khỏi EU

    Anh muốn tham gia TPP sau khi rút khỏi EU

    03/01/2018 7:45 PM

    Gần đây, Anh tổ chức một cuộc hội đàm không chính thức, bàn về việc tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit).

  • “Cứu sống” TPP mới chỉ là bước đầu

    “Cứu sống” TPP mới chỉ là bước đầu

    13/11/2017 10:26 PM

    Tất các nước đều phải xem xét đánh giá lại yêu cầu, lợi ích cũng như những điểm cân bằng để duy trì hiệp định này ở chất lượng cao.

  • Đàm phán về TPP giữa 11 nước đã gần đi đến đích cuối cùng

    Đàm phán về TPP giữa 11 nước đã gần đi đến đích cuối cùng

    03/11/2017 9:27 PM

    Theo trang tin Globe and Mail của Canada, các cuộc đàm phán về việc thực thi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa 11 nước (không bao gồm Mỹ) đã gần đi đến đích cuối cùng trước thềm Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam.

  • Chưa thể đạt được thỏa thuận về hiệp định sẽ thay thế TPP trong năm nay

    Chưa thể đạt được thỏa thuận về hiệp định sẽ thay thế TPP trong năm nay

    11/09/2017 2:26 PM

    Thay vào đó, bộ trưởng các nước tham gia đàm phán RCEP cho biết họ sẽ cố gắng để đạt được những bước tiến lớn vào tháng 11 tới.

  • TPP liệu có tan rã?

    TPP liệu có tan rã?

    23/03/2017 8:52 PM

    Bất chấp tuyên bố mạnh mẽ, bộ trưởng thương mại các nước trong cuộc họp tại Chile tuần trước vẫn phải chấp nhận thực tế là triển vọng Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang rất yếu...

  • Bloomberg: Kinh tế Việt Nam hướng đến láng giềng khi Mỹ rút khỏi TPP

    Bloomberg: Kinh tế Việt Nam hướng đến láng giềng khi Mỹ rút khỏi TPP

    29/01/2017 7:10 PM

    Hiệp định TPP bất thành "sẽ khiến chúng tôi phải mở rộng sang các thị trường khác", ông Nguyễn Đức Kiên - Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho biết trên Bloomberg, "Chúng tôi có nhiều tiềm năng tăng xuất khẩu" sang các thị trường tại ASEAN, hoặc "một số quốc gia trong khu vực có hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, như Hàn Quốc hay Nhật Bản".

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.