Ngày 29.5, trao đổi với PV, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề kinh tế và thương mại Charles H. Rivkin cho biết, khi Hiệp đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được dự báo sớm hoàn tất đã có một làn sóng dịch chuyển dự án từ một số quốc gia không tham gia TPP đầu tư vào VN.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề kinh tế và thương mại Charles H. Rivkin

“Điều này là rất tốt cho VN. Các doanh nghiệp nước ngoài dời nhà máy ở nước khác vào VN chắc chắn sẽ mang lại cho VN nhiều lợi ích, trong đó có thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nhiều công ăn việc làm…”, ông Rivkin khẳng định.

"Hơn nữa, một khi VN tham gia vào TPP sẽ khiến môi trường đầu tư của VN trở nên tốt hơn, không chỉ thu hút thêm nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đặc biệt là dòng vốn FDI của các doanh nghiệp Mỹ sẽ tăng trưởng nhanh chóng. Các doanh nghiệp Mỹ đang rất hào hứng đầu tư vào VN không riêng vì TPP mà còn chính ở sự năng động của VN”, ông Rivkin nói thêm.

Theo ông, 12 quốc gia, trong đó có Mỹ và VN, đang đàm phán TPP và dự kiến hoàn tất đàm phán trong năm nay thì VN có quy mô nền kinh tế nhỏ nhất.

“Nhưng các nhận định độc lập đều cho rằng, sau khi tham gia TPP 10 năm, GDP của VN sẽ tăng hơn 30%. Vào TPP, VN sẽ hưởng lợi lớn khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, giúp VN phát triển hơn nữa ngành công nghiệp hiện có. Ngoài ra, đối với VN, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là xương sống của nền kinh tế. Chính TPP sẽ giúp doanh nghiệp này tăng trưởng xuất khẩu”, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phát biểu.

Tuy nhiên, ông không đưa ra khung thời gian kết thúc đàm phán TPP trong năm nay, vì: “Chúng ta chỉ hoàn tất đàm phán khi mọi cái đều tốt cho các bên”.

Đề cập đến đàm phán TPP riêng giữa VN và Mỹ, ông cho biết mọi vấn đề đã gần đến đích và hầu như không gặp trở ngại nào lớn. Việc đàm phán sẽ hoàn tất khi dự luật Quyền thúc đẩy thương mại (TPA) được các nhà lập pháp Mỹ thông qua.

N.Trần Tâm (Thanh niên)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Anh muốn tham gia TPP sau khi rút khỏi EU

    Anh muốn tham gia TPP sau khi rút khỏi EU

    03/01/2018 7:45 PM

    Gần đây, Anh tổ chức một cuộc hội đàm không chính thức, bàn về việc tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit).

  • “Cứu sống” TPP mới chỉ là bước đầu

    “Cứu sống” TPP mới chỉ là bước đầu

    13/11/2017 10:26 PM

    Tất các nước đều phải xem xét đánh giá lại yêu cầu, lợi ích cũng như những điểm cân bằng để duy trì hiệp định này ở chất lượng cao.

  • Đàm phán về TPP giữa 11 nước đã gần đi đến đích cuối cùng

    Đàm phán về TPP giữa 11 nước đã gần đi đến đích cuối cùng

    03/11/2017 9:27 PM

    Theo trang tin Globe and Mail của Canada, các cuộc đàm phán về việc thực thi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa 11 nước (không bao gồm Mỹ) đã gần đi đến đích cuối cùng trước thềm Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam.

  • Chưa thể đạt được thỏa thuận về hiệp định sẽ thay thế TPP trong năm nay

    Chưa thể đạt được thỏa thuận về hiệp định sẽ thay thế TPP trong năm nay

    11/09/2017 2:26 PM

    Thay vào đó, bộ trưởng các nước tham gia đàm phán RCEP cho biết họ sẽ cố gắng để đạt được những bước tiến lớn vào tháng 11 tới.

  • TPP liệu có tan rã?

    TPP liệu có tan rã?

    23/03/2017 8:52 PM

    Bất chấp tuyên bố mạnh mẽ, bộ trưởng thương mại các nước trong cuộc họp tại Chile tuần trước vẫn phải chấp nhận thực tế là triển vọng Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang rất yếu...

  • Bloomberg: Kinh tế Việt Nam hướng đến láng giềng khi Mỹ rút khỏi TPP

    Bloomberg: Kinh tế Việt Nam hướng đến láng giềng khi Mỹ rút khỏi TPP

    29/01/2017 7:10 PM

    Hiệp định TPP bất thành "sẽ khiến chúng tôi phải mở rộng sang các thị trường khác", ông Nguyễn Đức Kiên - Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho biết trên Bloomberg, "Chúng tôi có nhiều tiềm năng tăng xuất khẩu" sang các thị trường tại ASEAN, hoặc "một số quốc gia trong khu vực có hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, như Hàn Quốc hay Nhật Bản".

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.