Cơ quan Điều tra gian lận nghiêm trọng Anh (SFO) tuyên bố vào cuộc trong vụ nghi án thao túng lãi suất Libor của một loạt đại gia ngân hàng thế giới như Barclays, RBS, HSBC, UBS, Citigroup...

Chủ tịch Marcus Agius (phải) và CEO Bob Diamond (giữa) đều ra đi sau bê bối tại Barclays.

Trong thông báo ngắn gọn vừa được gửi đi, Cơ quan Điều tra gian lận nghiêm trọng Anh (Serious Fraud Office) cho biết đã có được sự chấp thuận của Giám đốc David Green để tham gia làm rõ vụ thao túng lãi suất liên ngân hàng London (Libor) mà một loạt nhà băng lớn trên thế giới bị nghi ngờ tham gia.

Là cơ quan độc lập của Chính phủ Anh, chuyên điều tra các vụ gian lận nghiêm trọng, SFO chỉ chính thức vào cuộc sau khi các kết quả điều tra của giới chức 2 nước Anh - Mỹ phần nào cho thấy sự liên quan của nhiều đại gia ngân hàng trong vụ việc nêu trên. Theo đó, nhà băng đầu tiên bị vạch mặt, chỉ tên là Barclays khi các giao dịch viên của ngân hàng này bị phát hiện thực hiện nhiều giao dịch gây ảnh hưởng tới lãi suất Libor, khai báo thấp hơn mức lãi suất thực mà các ngân hàng vay mượn lẫn nhau…

Mục đích ban đầu của các hoạt động này là kiếm lời, sau đó khiến các nhà đầu tư hiểu lầm về mức độ an toàn của các ngân hàng (do lãi suất đi vay trên thị trường liên ngân hàng được xem là thước đo rủi ro của mỗi tổ chức tín dụng) trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Vụ việc có sự thông đồng của nhiều ngân hàng nên hậu quả được đánh giá là rất lớn, ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều khách hàng, nhà đầu tư.

“Chính phủ sẽ đảm bảo đảm cho SFO có đầy đủ thông tin và nguồn lực cần thiết để làm rõ vụ việc này”, Thư ký Bộ Tài chính Anh - Danny Alexander cho biết. Trong khi đó, bản thân Thủ tướng Anh - David Cameron cũng khẳng định đây là vụ bê bối nhất định phải làm rõ.

Xuất hiện trong phiên điều trần tại Cơ quan giám sát tài chính Anh (FSA) tuần vừa rồi, CEO của Barcalay - Bob Diamond thừa nhận đây là một vụ việc “đáng hổ thẹn” của ngân hàng này. Bob Diamond sau đó đã phải nối gót Chủ tịch Marcus Agius của Barcalays từ chức dù trước đó một ngày, còn hùng hồn tuyên bố sẽ không từ bỏ chức vụ. Barcalays cũng đã đồng ý trả khoản phạt kỷ lục 450 triệu USD cho FSA. Ngoài ra, theo nguồn tin của BBC, các cơ quan điều tra của Mỹ hiện cũng đã vào cuộc tích cực để làm rõ vụ việc tại các ngân hàng có liên quan tại nước này.

Những cột mốc chính trong vụ thao túng lãi suất Libor

Năm Diễn biến
2005 Những bằng chứng đầu tiên về vụ thao túng lãi suất Libor và Euibor (lãi suất Libor cho đồng euro) được phát hiện thông qua ghi âm điện thoại của các giao dịch viên Barclays tại New York, London và Tokyo. Trong các cuộc điện đàm này, nhân viên của Barclays đã yêu cầu giao dịch viên của các ngân hàng khác đồng ý thay đổi lãi suất của các hợp đồng phái sinh. Trong giai đoạn 2005 - 2009, đã có 257 cuộc điện thoại ghi lại những nội dung như vậy
2007 Với sự sụp đổ của ngân hàng Northern Rock, lo ngại về thanh khoản của các ngân hàng được dấy lên. Việc thao túng lãi suất bắt đầu được Barclays thực hiện một cách có hệ thống, khiến khách hàng nhầm tưởng về sức khỏe của ngân hàng này. Nhiều nghi vấn đã được giới truyền thông đưa ra. Ngày 28/11, một báo cáo nội bộ của Barclays cũng thừa nhận lãi suất Libor không phản ánh chính xác giá của đồng tiền.
2008 Nghi vấn lãi suất tiếp tục được giới truyền thông nêu lên với mật độ ngày một dày đặc. Hiệp hội Ngân hàng Anh (BBA) cũng đã phải vào cuộc với nhiều câu hỏi và thông cáo liên quan đến việc thao túng lãi suất. BBA cho rằng nếu những phản ánh của khách hàng là thật thì đây là vụ việc không thể chấp nhận. Sau sự sụp đổ của Lehman Brothers, BBA thậm chí đã phải có cuộc họp riêng với Barclays về vấn đề này.
2009 Ngày 2/11, BBA ra thông báo hướng dẫn cho các thành viên về quy tắc áp dụng với Libor cũng như các chuẩn an toàn. Tuy nhiên, Barclays vẫn tỏ ra thờ ơ, không thiết lập các hệ thống độc lập giữa bộ phân giao dịch phái sinh và các nhân viên thống kê, gửi báo cáo cho cơ quan quản lý.
2010 Trong email nội bộ gửi nhân viên, Barclays mới chính thức yêu cầu tuân thủ các quy đinh về an toàn, nghiêm cấm việc thao túng lãi suất cũng như thận trọng trong các cuộc điện đàm với giao dịch viên của ngân hàng bạn.
2011 Cuối năm 2011, một ngân hàng nổi tiếng khác ở Anh là Royal Banks of Scotland sa thải 4 nhân viên do liên quan tới vụ thao túng lãi suất.
2012 Cuối tháng 6, Barclays thừa nhận vụ gian lận nêu trên và chịu phạt 450 triệu USD. Chủ tịch Marcus Agius và CEO Bob Diamond lần lượt từ chức. Vụ việc tiếp tục được mở rộng điều tra.
Theo VnEXpress
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Hai "đại gia" ngân hàng Barclays, Deutsche Bank bị tố trốn thuế

    Hai "đại gia" ngân hàng Barclays, Deutsche Bank bị tố trốn thuế

    23/07/2014 3:53 PM

    Trong suốt 15 năm hoạt động tại Mỹ, hai trong số những ngân hàng lớn nhất châu Âu, Barclays và Deutsche Bank đã lợi dụng các công cụ tài chính phức tạp để trốn thuế, gây thiệt hại hàng tỷ USD cho Chính phủ cũng như đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính.

  • Tân CEO của Barclays có làm nên chuyện?

    Tân CEO của Barclays có làm nên chuyện?

    20/09/2012 1:11 PM

    Cuối cùng Barclays, ngân hàng lớn thứ hai nước Anh, cũng đã quyết định chọn Antony Jenkins, đứng đầu mảng ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp, làm Tổng Giám đốc (CEO).

  • Ngân hàng Barclays bổ nhiệm giám đốc điều hành mới

    Ngân hàng Barclays bổ nhiệm giám đốc điều hành mới

    04/09/2012 7:59 AM

    Ngày 30/8, Ngân hàng Anh, Barclays, đã bổ nhiệm ông Antony Jenkins làm Giám đốc điều hành mới của ngân hàng này sau sự "ra đi" của cựu Giám đốc điều hành Bob Diamond hồi tháng trước do dính líu đến vụ bê bối thao túng lãi suất liên ngân hàng London (Libor).

  • Bob Diamond - Từ người hùng tới tội đồ của giới tài chính ngân hàng

    Bob Diamond - Từ người hùng tới tội đồ của giới tài chính ngân hàng

    18/07/2012 7:52 AM

    Diamond là đại gia không mấy xa lạ với giới ngân hàng, được mệnh danh là "cỗ máy in tiền" thời bão khủng hoảng. Con người ông hội tụ những điểm khiến cả thế giới phải ghen tị và thậm chí nổi điên. Một ông chủ ngân hàng trọc phú, với mức độ giàu tăng lên hàng ngày, luôn "chai mặt" với dư luận về các vụ scandal rùm beng.

  • Những khoản đầu tư triệu đô của vương quốc Qatar

    Những khoản đầu tư triệu đô của vương quốc Qatar

    14/07/2012 8:38 AM

    Với 85 tỷ USD, Quỹ tài sản Quốc gia Qatar đã thành lập kênh truyền hình Al Jazeera, rót vốn vào Barclays, Shell, Luis Vuiton hay mua lại thương hiệu

  • Anh quyết phanh phui vụ thao túng lãi suất của các đại gia

    Anh quyết phanh phui vụ thao túng lãi suất của các đại gia

    08/07/2012 9:08 PM

    Cơ quan Điều tra gian lận nghiêm trọng Anh (SFO) tuyên bố vào cuộc trong vụ nghi án thao túng lãi suất Libor của một loạt đại gia ngân hàng thế giới như Barclays, RBS, HSBC, UBS, Citigroup...

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.