Để đẩy mạnh xuất khẩu thời số hoá, các doanh nghiệp cần nắm bắt các xu hướng tiêu dùng của người dân tại các quốc gia cũng như xu hướng công nghệ hiện đại.

Ảnh minh họa.

Tập trung xuất khẩu vào các thị trường có FTA với Việt Nam

Tại Việt Nam, tăng trưởng xuất khẩu trong 6 tháng 2019 là 7,3%, dự kiến cả năm sự tăng trưởng này sẽ là 2 con số do thương chiến Mỹ - Trung đang làm gia tăng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường thế giới, đặc biệt là Mỹ.

Phát biểu tại Diễn đàn xuất khẩu 2019 với chủ đề “Nâng cao hiệu quả xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập và xu hướng kinh tế số”, do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức, ông Phạm Thiết Hòa, Giám đốc ITPC, cho biết thành phố đang hướng các doanh nghiệp xuất khẩu mạnh vào các thị trường có ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam để tận dụng lợi thế, như: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU; các thị trường Việt Nam ký kết các FTA song phương như Nhật Bản, Hàn Quốc, Chile.

Ông Phạm Thiết Hoà, Giám đốc ITPC cho rằng các doanh nghiệp TP.HCM cần đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có FTA với Việt Nam để tận dụng lợi thế thương mại - Ảnh: ITPC.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Thiết Hòa, doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý 5 vấn đề quan trọng trong các FTA: lộ trình cắt giảm thuế, các rào cản phi thuế quan, quy tắc xuất xứ, sở hữu trí tuệ, mua sắm công.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu tập trung vào Trung Quốc, Nhật Bản, HongKong, Mỹ, Anh, Pháp, Thái Lan… các nước thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Châu Á: thương mại điện tử bùng nổ với thực phẩm sạch

Để xuất khẩu tốt vào các quốc gia trên, theo ông Nguyễn Huy Hoàng , Giám đốc thương mại Công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel, các doanh nghiệp cần nắm bắt xu hướng tiêu dùng tại khu vực này.

Tại Châu Á chiếm tới 60% dân số toàn cầu, độ tuổi mua sắm trẻ, tại Philippines độ tuổi này rất trẻ là 25 tuổi, còn tại Việt Nam, Indonesia, Malaysia là 30-35 tuổi, Thái Lan, Trung Quốc từ 35-40 tuổi, Nhật Bản, Hàn Quốc từ 40-50 tuổi.

Về năng lực chi tiêu, tính theo thu nhập bình quân đầu người tại mỗi quốc gia (theo PPP – tính theo sức mua tương đương) cho thấy tại Nhật Bản, Hàn Quốc mức thu nhập bình quân đầu người rất cao từ 40.000 – 50.000 USD/người/năm, trong khi tại Trung Quốc là 18.000 USD/người/năm, Việt Nam là 7.000 USD/người/năm, Philippines khoảng 9.000 USD/người/năm, Maylaysia gần 30.000 USD/người/năm.

Về xu hướng tiêu dùng tại Châu Á là thực phẩm sạch, giảm đường, tăng chất xơ. Một điểm đặc biệt, người Châu Á đi ra ngoài ăn uống, giải trí vui chơi nhiều hơn các khu vực khác, thể hiện trong việc tiêu dùng bên ngoài tại Thái Lan lên tới 66%, Trung Quốc là 48%, Indonesia là 63%, tại TP.HCM 56%, Anh là 42%, Brazil là 47%...

Bên cạnh đó, do đặc điểm dân số trẻ, trong độ tuổi lao động, người tiêu dùng tại khu vực Châu Á có cuộc sống khá bận rộn nên cần nhiều những sản phẩm, dịch vụ tiện ích, sản phẩm tích hợp, đa chức năng…

Do đó, chuỗi cửa hàng, siêu thị, tiện lợi tại Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Philippines chiếm chủ đạo phân phối tại các thị trường này, doanh nghiệp Việt nên chú ý để đưa hàng vào các chuỗi phân phối này.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là quốc gia phát triển sau về chuỗi cửa hàng tiện lợi nhưng lại có tốc độ phát triển rất nhanh. Theo số liệu thống kê, tăng trưởng giá trị của cửa hàng tiện lợi, cửa hàng mini là 27%, trong khi Hàn Quốc và Philippines là 14%, Thái Lan và Malaysia là 5%...

Đặc biệt, người dân Châu Á có thời gian tương tác với điện thoại di động nhiều nhất trên thế giới. Đây là một trong những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu thông qua thương mại điện tử (TMĐT) khi việc mua sắm xuyên quốc gia trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Đặc biệt, tỷ lệ sẵn sàng tham gia TMĐT tại Malaysia, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) là hơn 50%, Việt Nam là 12%; Tỷ lệ người sử dụng internet tại Việt Nam là 67%, tại Anh, Đức, Hàn Quốc, Nhật tới 90-95%, Pháp, Mỹ, Thái Lan là 84-88%...

Tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh tại Mỹ, Đài Loan, Thái Lan là 76% và Malaysia là 65%, tại Việt Nam là 55%...

Trung bình toàn cầu thời gian không sử dụng điện thoại là 21,7 giờ, Châu Á là 19,3 giờ, Châu Âu là 25,6 giờ, Bắc Mỹ là 20,8 giờ, Châu Phi là 20,7 giờ, Nam Mỹ là 19,5 giờ, Châu Đại Dương là 27,2 giờ.

Do vậy, nói Châu Á là cái nôi phát triển TMĐT và sẽ còn tiếp tục tăng tốc khi trong 3-5 năm gần đây khi TMĐT phát triển rất mạnh tại Trung Quốc (32%), Hàn Quốc (14%) có vị trí đứng đầu.

Thị phần TMĐT tiêu dùng tại Châu Á là 7,3% (Trung Quốc chiếm tỷ trọng 9,5%, Hàn Quốc gần 20%, Việt Nam là 1,2%, Nhật Bản là 7,6%...), cao hơn mức bình quân toàn cầu toàn cầu 5,8%, Tây Âu là 5,6% và Mỹ là 1,9%.

Hành vi mua sắm tại Châu Á – Thái Bình Dương là mua sắm đa kênh, người tiêu dùng có thể tìm kiếm trên inernet rồi ra tiệm mua hoặc ngược lại và cũng đang tiếp cận trí thông minh nhận tạo để tạo trải nghiệm khác biệt cho khách mua hàng.

Do đó, 5 xu hướng tiêu dùng chính của người dân Châu Á: An toàn và sức khoẻ, Vui vẻ và hạnh phúc, Sự tiện lợi, kỹ thuật số và TMĐT, Mua sắm đa kênh.

Châu Âu: tiêu dùng xanh lên ngôi

Về xu hướng tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ khi phần lớn rơi vào nhóm lớn tuổi nên hành vi và thói quen khác Châu Á. Với thu nhập bình quân đầu người tại Mỹ gấp 8 lần Việt Nam, và tại Châu Âu gấp 6 lần Việt Nam, doanh nghiệp Việt có tiềm năng lớn để phát triển thị trường xuất khẩu vào các nước khu vực này.

Người tiêu dùng tại đây đang hướng tới mô hình cửa hàng giá rẻ và đồng giá, doanh nghiệp Việt Nam có thể đưa mặt hàng giá trung bình vào đây để tiếp thị. Tính tiện lợi yêu cầu mang tính tiện lợi tự động hoá nhiều hơn, những thứ đơn giản, dễ dùng và tiện lợi mang đi.

Tuy nhiên, những sản phẩm có liên quan tới sức khoẻ người tiêu dùng Châu Âu và Mỹ yêu cầu cao hơn và thích sự trải nghiệm, thích tiêu dùng cả online và offline. Hiện các nền tảng mua sắm lớn được tạo bởi Google hay dịch vụ công nghệ giọng nói ngày càng được quan tâm để đặt hàng, mua sản phẩm… Theo một công ty nghiên cứu tại Mỹ, tới năm 2025, có 5% các giao dịch thương mại tại Mỹ sẽ thực hiện qua giọng nói.

Xu hướng tiêu dùng xanh cũng đang rất được người dân Châu Âu và Mỹ quan tâm, doanh nghiệp Việt cần tìm nguồn hàng có nguồn gốc thiên nhiên, hữu cơ để đưa vào các thị trường này.

Gia tăng làn sóng dịch chuyển về phía các thương hiệu quan tâm đến sự bền vững của xã hội, dẫn đầu là các công ty ở Mỹ và các nước châu Âu. Tài sản đầu tư cho các công ty quan tâm đến bền vững xã hội tăng bình quân 20% trong 8 năm qua.

Do đó, 5 xu hướng tiêu dùng chính của người dân Châu Âu: An toàn và sức khoẻ, Sự phân cực, Tiện lợi hơn nữa, Nâng cao trải nghiệm mua sắm, Bền vững xã hội.

Hoàng Anh (BL)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Thịt thay thế - xu hướng trong tiêu dùng mới giúp giảm tác động môi trường

    Thịt thay thế - xu hướng trong tiêu dùng mới giúp giảm tác động môi trường

    11/06/2020 10:16 AM

    Dân số châu Á sẽ vượt qua 5 tỷ người vào năm 2050, và tầng lớp trung lưu cũng tăng nhanh khiến nhu cầu tiêu thụ thịt sẽ tăng mạnh, tạo áp lực lớn lên chuỗi cung ứng nông nghiệp và chăn nuôi ở tại châu Á.

  • 5 xu hướng tiêu dùng thời số hoá

    5 xu hướng tiêu dùng thời số hoá

    28/08/2019 8:16 AM

    Để đẩy mạnh xuất khẩu thời số hoá, các doanh nghiệp cần nắm bắt các xu hướng tiêu dùng của người dân tại các quốc gia cũng như xu hướng công nghệ hiện đại.

  • Những xu hướng tiếp thị trong năm 2017

    Những xu hướng tiếp thị trong năm 2017

    07/02/2017 10:00 AM

    Sự hiện diện rộng khắp của các phương tiện truyền thông xã hội trong đời sống người tiêu dùng đã làm thay đổi đáng kể cách tiếp cận của các nhà tiếp thị và quảng cáo. Đặc trưng quan trọng của chúng là “dân chủ hóa” truyền thông và kết nối trực tiếp.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.