GS-TS Nguyễn Trường Tiến - Chủ tịch Hội Cơ học đất và địa kỹ thuật Việt Nam nói khi đề cập đến việc Hà Nội xảy ra liên tiếp các vụ nhà nghiêng, lún nghiêm trọng, trong đó một ngôi nhà sáu tầng đã đổ sập mới đây.
Lún không đều
Trao đổi với người viết, ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, nhận xét là do phần trên ngôi nhà không đảm bảo kỹ thuật hoặc phần dưới của nhà yếu. Tùy từng trường hợp để xác định nguyên nhân cụ thể.
Ông Liêm giải thích thêm, nhà dân tự xây ở Hà Nội phần nhiều chẳng có thiết kế gì, xây xong lại cơi nới, sửa chữa. Nhiều khi người dân còn phá các bức tường, thay đổi vị trí cột chịu lực, làm thay đổi cả kết cấu căn nhà. Những việc làm đó là sự phá hoại đối với ngôi nhà. Cụ thể, nhà bị sập trên đường Huỳnh Thúc Kháng có thể do người ta đã phá đi một số bức tường chịu lực.
Ngoài ra còn có nguyên nhân khác là do nền đất yếu, hoặc do một sự cố nào đó làm đất ở móng trở nên không ổn định nữa, gây lún. Nhà nghiêng, lún ở Hà Nội hiện nay chủ yếu là do móng lún không đều. Nếu lún đều thì nhà tụt xuống chứ không nghiêng, còn lún không đều thì chỗ lún nhiều, chỗ lún ít làm nhà nghiêng, nứt.
“Điều đáng ngại nhất là nhiều khu vực ở Hà Nội nền đất yếu không đồng đều, chỗ này là đất nguyên thổ, chỗ kia là ao lấp lại, bùn lầy. Khi khảo sát, có khi người ta chỉ khoan một lỗ vào đúng vào nơi đất tốt rồi thiết kế móng cho nền đất đó. Khi đào móng đơn vị thi công phát hiện được thì còn có thể sửa chữa, điều chỉnh thiết kế. Nếu không nhà sẽ bị lún, nghiêng” - ông Liêm nói.
Nhà số 190 Đinh Bộ Lĩnh, phường 26, quận Bình Thạnh nghiêng 0,5 m, có thể thấy rõ bằng mắt thường. Ảnh: VIỆT HOA
Cần “nâng cấp” những người có trách nhiệm
Theo ông Tiến, TP Hà Nội phải tổ chức điều tra về thực trạng xây dựng, nhất là đối với nhà dân. Rộng hơn, Bộ Xây dựng phải có đánh giá về chất lượng nhà ở trong nước hiện nay, từ đó có những giải pháp cấp thiết để “cấp cứu” những ngôi nhà đang hoặc sắp hư hỏng.
Về xử lý sự cố, ông Tiến khẳng định chủ nhà không phải là người trực tiếp thiết kế, thi công ngôi nhà nhưng khi chọn sai người thì họ vẫn phải chịu trách nhiệm chính. Người thiết kế, thi công ngôi nhà đó cũng phải liên đới chịu trách nhiệm. Cơ quan quản lý xây dựng ở địa phương cũng có trách nhiệm vì quản lý không tốt. Đáng chú ý, ông Tiến xoáy rất sâu vào trách nhiệm quản lý trong việc để xảy ra các sự cố vừa qua. “Hiện có nhiều cán bộ làm công tác quản lý xây dựng yếu chuyên môn, không có kinh nghiệm, thậm chí không có đạo đức. Bên thiết kế, thi công và cơ quan quản lý đều yếu kém thì làm sao có được ngôi nhà tử tế” - ông Tiến nói.
Theo ông Tiến, để không còn xảy ra các sự cố đáng tiếc, cần những con người có liên quan đến việc tạo ra một căn nhà. “Hiện ta chưa có tiêu chí để đánh giá như thế nào là một kỹ sư xây dựng chuyên nghiệp, không có quy định về quản lý người hành nghề trong xây dựng. Cơ quan nhà nước cũng mới chỉ lo cấp giấy phép cho nhà ở của người dân mà chưa quan tâm tới việc phải cấp giấy phép cho những người hành nghề này. Tiêu chuẩn cho người kỹ sư xây dựng các nước đều đã có. Về điều này, tôi đã có kiến nghị nhiều nhưng vẫn chưa được” - ông Tiến nói.
Chung cư Bộ Tư pháp bị nghiêng 0,5 m (PL)- Khu chung cư Bộ Tư pháp trên phố Kim Mã Thượng (Ba Đình) đang bị nghiêng, lún nguy hiểm. Khu chung cư có ba khối nhà, hai khối nhà ở hai bên đã nghiêng và đổ về phía sau, khoảng cách nghiêng lớn nhất khoảng 0,5 m. Chung cư được xây từ năm 1993, sau vài năm hoàn thiện thì bị nghiêng. Ở đây hiện có hơn 60 hộ dân sinh sống. Chiều 7-4, ông Phạm Văn Chanh, Chủ tịch UBND quận Ba Đình, cho biết TP và quận đã khảo sát, đánh giá hiện trạng của khu chung cư này để cải tạo, xây dựng lại. Tuy nhiên, việc này đang bị vướng quy định hạn chế xây nhà cao tầng trong bốn quận trung tâm TP, trong đó có quận Ba Đình. ________________________________________________ Đừng ham rẻ thuê “thợ vườn” Khi nhà xuất hiện sự cố như nghiêng, lún, người dân cần tìm tới chuyên gia, những đơn vị có uy tín để khắc phục. Có một cách chữa hiệu quả là giảm bớt tầng đi. Nếu nhà đã hỏng quá thì cần phá đi xây lại. Nhà là một tài sản lớn, người dân không nên tiết kiệm để chỉ thuê mấy ông “thợ vườn” làm theo kinh nghiệm. Ông PHẠM SỸ LIÊM, Phó Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam Kỹ sư hành nghề thoải mái quá Kỹ sư xây dựng cứ ra trường là được hành nghề thoải mái, cứ có bằng đại học là có quyền ký vào bản vẽ thiết kế ngôi nhà. Trong khi đó, theo tiêu chuẩn quốc tế, phải là kỹ sư chuyên nghiệp thì mới được làm điều này. GS-TS NGUYỄN TRƯỜNG TIẾN, _____________________________________ |