Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân.
Chuyến thăm lần này của Thủ tướng diễn ra đúng dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Ba Lan và Cộng hòa Czech (1950 - 2025). Đây là hai quốc gia châu Âu đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, đóng vai trò bạn bè truyền thống và đối tác quan trọng của Việt Nam tại khu vực này.
Ba Lan là đối tác lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Âu, với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2023 đạt khoảng 2,58 tỷ USD. Trong 10 tháng năm 2024, kim ngạch thương mại song phương tăng trưởng ấn tượng gần 22% so với cùng kỳ năm 2023, đạt trên 2,8 tỷ USD. Các mặt hàng chính xuất khẩu từ Việt Nam sang Ba Lan bao gồm điện thoại, linh kiện điện tử, hàng dệt may và nông sản, trong khi Việt Nam nhập khẩu máy móc, hóa chất và thực phẩm từ Ba Lan.
Cộng hòa Czech, với lịch sử hợp tác lâu dài, cũng là đối tác quan trọng của Việt Nam tại Đông Âu. Năm 2023, kim ngạch thương mại hai nước đạt gần 900 triệu USD, với mục tiêu tiếp tục tăng trưởng nhờ Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA). Tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Czech đạt 1,28 tỷ USD, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang Czech đạt gần 1,13 tỷ USD.
Tháng 4/2023, Thủ tướng Czech Petr Fiala đã dẫn đầu đoàn doanh nghiệp lớn thăm Việt Nam, thể hiện mong muốn tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như công nghiệp, năng lượng và giáo dục.
Một trong những mục tiêu quan trọng của chuyến thăm là thúc đẩy Ba Lan hoàn tất phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVIPA). Đây được xem là động lực lớn giúp tăng cường dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ EU vào Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng tái tạo và cơ sở hạ tầng.
Tại Thụy Sĩ, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 của WEF tại Davos. Hội nghị năm nay diễn ra từ ngày 20-24/1 với chủ đề "Hợp tác vì kỷ nguyên thông minh", tập trung vào các vấn đề tăng trưởng, đổi mới sáng tạo và bảo vệ hành tinh trong thời kỳ công nghệ.
Việt Nam được đánh giá là một trong những đối tác tiềm năng tại khu vực châu Á mà WEF mong muốn thúc đẩy hợp tác. Sự hiện diện của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại sự kiện quan trọng này không chỉ khẳng định vai trò tích cực của Việt Nam trên trường quốc tế mà còn thúc đẩy các sáng kiến hợp tác trong các lĩnh vực như kinh tế xanh, chuyển đổi số và phát triển bền vững.
Đồng thời, góp phần thắt chặt quan hệ song phương giữa Việt Nam với 3 nước Châu Âu và mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới, tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
-
Tỉnh Long An đang mời gọi các nhà đầu tư tên tuổi quốc tế, đặc biệt là khu vực Châu Âu tham gia phát triển nhiều dự án hạ tầng, năng lượng, bến cảng tại địa phương.
-
Hà Lan là đối tác thương mại, thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam tại châu Âu
Hiện nay, Hà Lan đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất, là đối tác thương mại và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Âu. Ở chiều ngược lại, Việt Nam là một trong những đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Hà Lan ở khu vực châu Á, nằm trong nhóm 20 nguồn cung hàng hóa lớn nhất của Hà Lan.
-
Việt Nam - Nga thúc đẩy hợp tác công nghệ hạt nhân
Chiều ngày 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Alexey Likhachev, Tổng Giám đốc Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Liên bang Nga (Rosatom), trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh q...
-
Phần Lan muốn hợp tác với Việt Nam để xây dựng thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo
Chiều ngày 13/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Arto Olavi Satonen, Bộ trưởng phụ trách việc làm thuộc Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan, cùng đoàn công tác trong chuyến thăm Việt Nam.
-
Nhu cầu toàn cầu giảm, giá gạo Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất hai năm
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã giảm xuống còn 460 USD/tấn, từ mức 481 USD/tấn của tuần trước. Đây là mức giá thấp nhất kể từ cuối tháng 3/2023.