25/08/2022 7:49 PM
Suy thoái kinh tế có thể ảnh hưởng đến thị trường nhà ở và sức mua theo nhiều cách khác nhau, nhưng không phải lúc nào cũng theo chiều hướng tiêu cực.

Khi kinh tế suy thoái, các ngân hàng trung ương thường hạ lãi suất để kích thích tiêu dùng và khôi phục kinh tế. Lãi suất thấp cũng giúp người mua nhà dễ thanh toán các khoản vay hơn.

Nhưng thị trường hiện tại đang chứng kiến ​​lãi suất tăng thay vì giảm, đẩy chi phí vay thế chấp lên cao, làm giảm sức mua. Tuy nhiên ở mặt ngược lại, nhu cầu tiêu thụ nhà ít hơn đồng nghĩa với giá trị căn nhà có thể đi xuống, nhất là khi không còn nhiều người mua cạnh tranh trên thị trường.

Theo các chuyên gia kinh tế, các đợt suy thoái thường đẩy nhiều người mua nhà ra khỏi thị trường, nhưng điều này không có nghĩa là không nên mua nhà khi suy thoái. Trên thực tế, nếu người mua có đủ khả năng, suy thoái lại là thời điểm tốt để sở hữu nhà với một thỏa thuận có lợi hơn.

Hãy cùng xem xét các khía cạnh tích cực và tiêu cực khi mua nhà trong giai đoạn kinh tế suy thoái.

Các ưu điểm

Ít cạnh tranh hơn: Suy thoái kinh tế thường khiến mọi người rơi vào tình thế khó khăn về tài chính, khiến họ không đủ khả năng mua một ngôi nhà mới. Điều này dẫn đến việc ít cạnh tranh hơn giữa những người mua nhà.

Giá thấp hơn: Với ít người mua hơn, giá căn nhà sẽ không bị đẩy lên quá cao do cuộc chiến đấu thầu giữa người mua. Giá nhà có thể giảm, bao gồm cả giá chào và giá bán.

Lãi suất thấp hơn: Trong thời kỳ suy thoái, các ngân hàng trung ương thường sẽ hạ lãi suất để kích thích nền kinh tế. Điều này mang lại lợi ích cho người mua nhà khi vay thế chấp.

Nhược điểm

Điều kiện cho vay nghiêm ngặt hơn: Để bảo vệ lợi nhuận trong thời kỳ suy thoái, ngân hàng và các tổ chức tín dụng có thể đưa ra các điều kiện chặt chẽ hơn đối với các khoản vay thế chấp để giảm khả năng người đi vay không thể hoàn thành nghĩa vụ thanh toán.

Ít lựa chọn hơn: Do ít người mua hơn hơn và giá thấp hơn, một số chủ nhà có thể tạm dừng bán nhà và chờ đợi thị trường khởi sắc trở lại, khiến nguồn cung nhà ở ít phong phú hơn để người mua lựa chọn.

Triển vọng kinh tế không chắc chắn: Nhiều người có thể mất việc làm trong thời kỳ suy thoái kinh tế, khiến tài chính của họ kém ổn định hơn. Tính thanh khoản của bất động sản lại không cao, người mua khó có thể rút vốn ra ngay nếu gặp sự cố.

Tạm kết

Mua nhà trong thời kỳ suy thoái kinh tế có thể là một ý tưởng hay, nhưng chỉ dành cho những người có khả năng duy trì sự ổn định tài chính. Lãi suất thế chấp có thể giảm khi các ngân hàng trung ương cố gắng phục hồi nền kinh tế. Đồng thời, khi có ít người mua hơn và ít cạnh tranh hơn, giá nhà cũng có khả năng giảm.

Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều rủi ro trong bất kỳ cuộc suy thoái kinh tế nào, đặc biệt là nguy cơ sa thải hàng loạt. Vì vậy, nếu tài chính chưa thực sự vững vàng, các chuyên gia khuyên người mua nên tiếp tục chờ đợi và tích lũy vốn chủ sở hữu với tỷ lệ vàng là 70% giá trị căn nhà.

  • Làm gì khi thị trường nhà ở suy thoái?

    Làm gì khi thị trường nhà ở suy thoái?

    Giá nhà tăng nhanh trong hai năm qua đã mang lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư bất động sản. Nhưng kinh tế suy thoái đang khiến thị trường chững lại, đi kèm với nhiều rủi ro có thể xảy ra. Tuy vậy, xét về tổng thể, những điều này không tồi tệ bởi chúng đang giúp thị trường trở nên cân bằng và ổn định.

Lam Vy (BR)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Có nên chờ giá căn hộ giảm khi Luật thay đổi?

    Có nên chờ giá căn hộ giảm khi Luật thay đổi?

    Việc giá nhà ở, trong đó nổi bật là phân khúc căn hộ tăng phi mã trong thời gian vừa qua khiến những người có nhu cầu thực nản lòng. Trong số đó không ít người đặt kỳ vọng thị trường sẽ có xu hướng giảm giá khi các bộ luật mới có hiệu lực....

  • Tìm được nhà giá phải chăng ở Đức 'như trúng số'

    Tìm được nhà giá phải chăng ở Đức 'như trúng số'

    Do nguồn cung khan hiếm, việc thuê căn hộ giá phải chăng hay sở hữu nhà ở xã hội tại Đức được chuyên gia đánh giá như "trúng xổ số".

  • Gen Z giờ mua nhà liều lĩnh hơn thế hệ trước

    Gen Z giờ mua nhà liều lĩnh hơn thế hệ trước

    “An cư lạc nghiệp” không chỉ là câu chuyện của thế hệ trước, mà hiện nay đối tượng là Gen Z, thậm chí Gen Y cũng vô cùng quan tâm đến vấn đề này. Họ sẵn sàng nắm bắt cơ hội sở hữu tổ ấm riêng nếu có thể....

Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.