Chi tiết mức phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM từ ngày 1/1/2024. Hình minh họa
Trả lời:
Mức phí trông giữ xe từ 50.000 - 350.000/m2/tháng
HĐND TP.HCM đã thông qua Nghị quyết 15/2023/NQ-HĐND về ban hành mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn TP.HCM với mức phí từ 20.000 - 350.000 đồng/m2/tháng, áp dụng từ ngày 1/1/2024. Cụ thể như sau:
Theo đó, mức thu phí cho hoạt động trông giữ xe từ 50.000 - 350.000/m2/tháng và mức thu phí cho các hoạt động khác từ 20.000 - 100.000 đồng/m2/tháng tùy theo khu vực.
Về cách tính thời gian thuê, nếu số ngày sử dụng lòng đường, hè phố dưới 15 ngày trong một tháng tính nửa tháng; từ 15 ngày trở lên trong một tháng sẽ tính 1 tháng.
Mức phí được áp dụng theo giá đất bình quân tại 5 khu vực (mỗi khu vực sẽ có tuyến đường trung tâm và các tuyến còn lại).
- Khu vực 1 gồm Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 10, Phú Nhuận, Khu A - Khu đô thị mới Nam Thành phố, Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
- Khu vực 2 gồm Quận 2 (nay thuộc thành phố Thủ Đức, trừ Khu đô thị mới Thủ Thiêm), Quận 6, Quận 7 (trừ Khu A - Khu đô thị mới Nam Thành phố), Quận 11, Bình Thạnh, Tân Bình, Bình Tân.
- Khu vực 3 gồm quận 8, quận 9 (nay thuộc thành phố Thủ Đức), quận 12, quận Thủ Đức (nay thuộc thành phố Thủ Đức), Tân Phú, Gò Vấp.
- Khu vực 4 gồm các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi.
- Khu vực 5 gồm huyện Cần Giờ.
Đối tượng nộp phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn TP.HCM bao gồm:
(1) Các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng tạm thời lòng đường để:
- Tổ chức các hoạt động văn hóa (thể thao, diễu hành, lễ hội) và điểm trông, giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn hóa (trừ các hoạt động văn hóa, điểm trông giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn hóa theo kế hoạch của UBND TP.HCM và các hoạt động tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước);
- Làm điểm dừng chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị;
- Bố trí điểm trông giữ xe có thu tiền dịch vụ trông giữ xe.
(2) Các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng tạm thời hè phố để:
- Tổ chức các hoạt động văn hóa (thể thao, diễu hành, lễ hội) và điểm trông, giữ xe phục vụ các hoạt động văn hóa (trừ các hoạt động văn hóa, điểm trông, giữ xe phục vụ các hoạt động văn hóa theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các hoạt động tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước);
- Làm điểm tổ chức kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa;
- Làm điểm bố trí các công trình, tiện ích phục vụ giao thông công cộng có thu tiền người sử dụng và lắp đặt các công trình tạm trên hè phố, dải phân cách, đảo giao thông;
- Làm điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình;
- Bố trí điểm trông giữ xe có thu tiền dịch vụ trông giữ xe.
-
Trường hợp nào sử dụng vỉa hè không phải xin phép tại TP.HCM?
Theo Quyết định số 32/2023/QĐ-UBND của UBND TP.HCM, từ ngày 01/9/2023 có 5 trường hợp được sử dụng một phần vỉa hè không phải xin phép. Vậy quy định cụ thể thế nào?
-
Từ 1/9/2023: TP.HCM thu phí sử dụng tạm thời một phần lòng đường, vỉa hè
UBND TPHCM vừa ban hành Quyết định số 32/2023/QĐ-UBND quy định về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trên địa bàn thành phố. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 1/9/2023, thay thế Quyết định số 74/2008/QĐ-UBND.
-
Gạch ốp lát “made in Vietnam” đứng TOP đầu thế giới về sản lượng, được Mỹ, châu Âu và cả ASEAN ráo riết săn đón
Các sản phẩm gạch ốp lát của Việt Nam hiện đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như ASEAN, Đông Bắc Á, Mỹ, châu Âu...
-
Lời tiền tỷ khi mua “nhà Sài Gòn” cho con học đại học
Thay vì thuê trọ nhiều phụ huynh có con học đại học tại TP.HCM sẵn sàng mua căn hộ gần trường đảm bảo an ninh để con an tâm học hành, đồng thời là khoản tích sản giá trị cho tương lai.
-
Cư dân dự án Citiesto phấn khởi nhận bàn giao sổ hồng
Hơn 100 sổ hồng đã được bàn giao thêm cho cư dân dự án Citiesto (Khu đô thị Cát Lái, TP. Thủ Đức, TP.HCM) trong tuần qua, nâng tổng số sổ hồng được bàn giao lên hơn 85%. Điều này càng thêm khẳng định uy tín của Kiến Á, một nhà phát triển luôn coi trọ...