Cụ thể, tại Văn bản 256/TB-VPCP ngày 23/5/2025, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng nhanh chóng ban hành các thiết kế mẫu tiêu chuẩn cho nhà ở xã hội, bảo đảm tính tiện nghi, phù hợp với nhu cầu sử dụng và có khả năng ứng dụng rộng rãi trên cả nước.
Song song với đó, việc mở rộng các phương thức tiếp cận như thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội cũng được đặt ra nhằm tạo điều kiện cho nhiều đối tượng dễ dàng tiếp cận nhà ở phù hợp với điều kiện kinh tế.
Không dừng lại ở đó, để đảm bảo quản lý thị trường bất động sản minh bạch, ổn định và có cơ sở khoa học cho việc điều tiết, Phó Thủ tướng còn chỉ đạo Bộ Xây dựng khẩn trương thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin thị trường bất động sản. Hệ thống này sẽ bao gồm các dữ liệu quan trọng như giao dịch, giá cả, phân tích cung – cầu nhằm giúp Nhà nước chủ động trong công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị và nhà ở.
Đồng thời, thông qua dữ liệu thị trường, các cơ quan chức năng sẽ có căn cứ để điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, tiến độ dự án bất động sản cũng như xây dựng chính sách tài chính, tín dụng và thuế phù hợp với từng thời kỳ.
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, để xử lý tình trạng lãng phí đất đai, Phó Thủ tướng giao Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất chính sách thuế đối với các dự án bất động sản chậm triển khai, để hoang hóa. Đây được xem là một bước đi quan trọng nhằm giải phóng nguồn lực đất đai và đầu tư, tránh tình trạng đầu cơ, găm đất làm méo mó thị trường.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Xây dựng nghiên cứu tích hợp các thủ tục đầu tư, thiết kế, phòng cháy chữa cháy vào giấy phép xây dựng nhằm rút ngắn thời gian thực hiện dự án. Việc cải cách hành chính này được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai nhanh các dự án nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội.
Đồng thời, Bộ Xây dựng được giao nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tổng hợp các vướng mắc, kiến nghị, đề xuất giải pháp để báo cáo Ban Chỉ đạo, trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị quyết thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản lành mạnh.
Với hàng loạt chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc mở rộng đối tượng và phương thức tiếp cận nhà ở xã hội, Chính phủ thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc đảm bảo an sinh nhà ở cho người dân, góp phần ổn định xã hội và phát triển kinh tế - đô thị.
-
Điều gì khiến 13 doanh nghiệp “chen chân” tại dự án nhà ở xã hội hơn 700 tỷ ở Biên Hòa?
Dự án nhà ở xã hội có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 700 tỷ đồng tại Biên Hòa, Đồng Nai thu hút sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp bất động sản, với 13 hồ sơ đăng ký, gồm cả nhà đầu tư độc lập và liên danh.
-
Phát triển nhà ở xã hội: Cần giải pháp thay thế cơ chế quỹ đất 20%
Để tháo gỡ những tồn tại trong phát triển nhà ở xã hội, nhiều ý kiến đề xuất, cho phép doanh nghiệp được đóng tiền tương đương thay vì bố trí 20% quỹ đất dự án làm nhà ở xã hội.
-
Bến Tre sắp tái khởi động dự án nhà ở xã hội hơn 3,3ha
Khu nhà ở xã hội Công đoàn tại tỉnh Bến Tre đang được chuẩn bị mặt bằng sạch và lập thủ tục giao đất cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để tái khởi động trong thời gian tới.








-
Đồng Nai công bố danh sách 10 dự án nhà ở xã hội đang chọn nhà đầu tư
Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản công khai chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.
-
Vì sao nhà ở xã hội vẫn “ế” dù nhu cầu bùng nổ?
Dù nhu cầu về nhà ở xã hội đang lớn hơn bao giờ hết, nhưng thực tế sau nhiều năm, cả nước mới chỉ hoàn thành được chưa đến 90.000 căn, và chỉ khoảng 1/3 trong số đó đã đưa vào sử dụng.
-
Tăng tốc mở rộng dư nợ cho vay nhà ở xã hội
Thủ tướng Phạm Minh Chính đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu giải ngân 100% vốn đầu tư công và hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước, 100.000 căn nhà ở xã hội tại Hội nghị mới đây.