Chào luật sư, mong giải đáp giúp tôi rõ hơn về thắc mắc sau
Xin cho biết những quy định mới nhất về vấn đề người nước ngoài được mua nhà ở tại Việt Nam hiện nay như quyền lợi, nghĩa vụ như thế nào, thủ tục mua bán ra sao.
Chân thành cảm ơn.
thanhbuingoc@...
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty Luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN trả lời:
Theo Luật nhà ở 2014 và Luật Kinh doanh bất động sản 2014 có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 các đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đã được quy định chi tiết tại Khoản 1 Điều 159 và Điều 160 Luật Nhà Ở 2014. So với Luật Nhà ở 2005, quyền sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài đã được mở rộng. Đây là quy định mới mở rộng quyền tạo lập chỗ ở hợp pháp của người nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, Luật cũng quy định rõ những giới hạn về hình thức sở hữu nhà ở.
Theo Khoản 2 Điều 159 Luật Nhà ở 2014, Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức như đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Khi sở hữu nhà ở tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 161 Luật Nhà ở 2014. Theo đó, người nước ngoài chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng (căn hộ, nhà ở riêng lẻ) nhưng không quá 250 căn trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường. Trong trường hợp có nhiều nhà chung cư hoặc đối với nhà ở riêng lẻ trên một tuyến phố thì Chính phủ quy định cụ thể. Thời gian sở hữu không quá 50 năm.
Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam;
Về nghĩa vụ của người nước ngoài khi mua nhà quy định tại Điều 162 Luật Nhà ở 2014. Về trình tự thực hiện thủ tục mua nhà thực hiện theo điều 120 Luật Nhà Ở 2014.
Các quy định này chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/5/2015. Với quy định mở rộng quyền mua nhà của người nước ngoài tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ là cơ hội nguồn ngoại hối chảy vào Việt Nam, cơ hội kinh doanh mới và thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản tại Việt Nam.
-
Xác định danh mục dự án nhà ở người nước ngoài được phép sở hữu thế nào?
Theo Khoản 2 Điều 16 Luật Nhà ở 2023 quy định: "2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm thông báo các khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh để UBND cấp tỉnh xác định và công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ...
-
Đại biểu quốc hội: Nhiều người nước ngoài núp bóng, thu mua nhiều đất đai
Sáng 19/6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi). Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng, các quy định liên quan đến cá nhân người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam...
-
Hơn 12 nghìn căn nhà đã bán cho người nước ngoài trong 5 năm qua
CafeLand - Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA), từ năm 2015 đến nay có 12.335 sản phẩm đã bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.