Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), quy định này là hoàn toàn hợp lý. Chuyển tiền chuyển nhượng bất động sản qua ngân hàng sẽ từng bước góp phần chặn tình trạng kê khai giá nộp thuế thấp hơn giá trị thực để né thuế. Việc này sẽ góp phần giúp chống thất thu thuế, chống rửa tiền và minh bạch thị trường.
Cách giao dịch mua bán nhà đất qua ngân hàng
Một giao dịch mua bán nhà đất có giá từ vài tỉ lên tới vài chục tỉ đồng. Nếu nhận thanh toán bằng tiền mặt, bên bán sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro như việc kiểm đếm tiền tiêu tốn rất nhiều thời gian, tiền giả, tiền rách và có thể mất bất cứ lúc nào. Do đó, để đảm bảo an toàn, bên bán nên yêu cầu bên mua thanh toán tiền vào thẳng tài khoản của mình.
Sau khi ký hợp đồng công chứng mua bán, hai bên liên hệ ngân hàng để mở tài khoản. Bên mua sẽ chuyển tiền vào tài khoản này. Nhưng số tiền chưa được ngân hàng giải ngân mà phải đợi đến khi bên mua nhận được sổ. Lưu ý việc ký hợp đồng phải có cả ba bên để có cơ sở xác minh nếu một trong hai bên mua và bên bán vi phạm hợp đồng.
Đối với trường hợp bên mua khó khăn về mặt tài chính nhưng lại có nhu cầu mua nhà, ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho bên mua vay tiền. Tuy nhiên, bên mua phải đưa chính căn nhà đó là tài sản bảo đảm cho việc thế chấp.
Điều này có nghĩa bên bán cũng sẽ không lấy được tiền ngay sau khi ký công chứng. Bên bán phải đợi đến khi bên mua nhận được sổ thì ngân hàng mới giải ngân. Thời điểm giải ngân cụ thể phụ thuộc vào việc các bên thỏa thuận.
Ảnh minh họa.
Quy định về giao dịch mua bán nhà đất qua ngân hàng
Chính phủ đã có chính sách thanh toán không dùng tiền mặt được triển khai nhiều năm qua và đây là chủ trương lớn để đưa kinh tế phát triển hiệu quả, minh bạch. Đề xuất giao dịch bất động sản phải qua ngân hàng được Tổng cục Thuế tham mưu cho Bộ Tài chính nhằm chống thất thu thuế trong lĩnh vực này.
Trong văn bản liên quan tránh thất thu thuế kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản, Bộ Tài chính vừa đề nghị ngành công an phối hợp các cục thuế để điều tra, xử lý việc trốn thuế trong kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản. Đề nghị này được đưa ra trước thực trạng khai giá chuyển nhượng thấp hơn giá bán của chủ đầu tư để lách thuế. Thông thường, hai bên sẽ làm một hợp đồng giá thấp để kê khai thuế và một phụ lục hợp đồng khác ghi đúng giá thực tế.
Bên cạnh đó, quy định cũng yêu cầu các đơn vị giao dịch trên 20 triệu đồng phải thanh toán qua ngân hàng mới được khấu trừ thuế.
Các bước giao dịch mua bán nhà đất qua ngân hàng
Bước 1: Thanh toán tiền đặt cọc mua nhà
Bên mua và bên bán sẽ tiến hành đặt cọc tại phòng công chứng hoặc UBND phường, xã để được đóng dấu xác nhận giao dịch. Trong trường hợp hai bên tiến hành thanh toán tiền cọc bằng biên nhận cọc viết tay thì cần nhờ đến người thứ ba ký làm chứng.
Tiền cọc nhà theo thông lệ nên ở mức 10% tổng giá trị căn nhà là hợp lý, hạn chế việc phải cọc nhiều hơn 10%. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có nhiều trường hợp cọc số tiền lớn hơn vì người mua xác định đây là cơ hội lớn vì mua được giá hời.
Bước 2: Thanh toán tiền mua nhà khi ký hợp đồng công chứng
Một lưu ý quan trọng trong bước này là không nên thanh toán quá 95% tổng giá trị nhà (bao gồm tiền đặt cọc 10%). Lý do là sau khi ký hợp đồng công chứng, hai bên sẽ làm thủ tục đăng bộ hoặc khai thuế.
Khi khai thuế, bên bán phải đóng thuế thu nhập cá nhân thường là 2% tổng giá trị nhà đất. Bên mua phải đóng lệ phí trước bạ 0,5% tổng giá trị nhà đất (tính theo khung giá nhà nước quy định). Tránh trường hợp bên bán phủi tay không thực hiện nghĩa vụ thuế và không hỗ trợ bên mua trong các giai đoạn sau.
Bước 3: Thanh toán sau khi khai thuế và đăng bộ hồ sơ nhà đất
Sau khi hoàn tất các nghĩa vụ về thuế, hai bên đến UBND quận, huyện để tiến hành đăng bộ hồ sơ nhà đất. Sau khi kiểm tra giấy tờ đầy đủ, bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ ghi phiếu hẹn nhận sổ thường là 45 ngày làm việc. Sau khi nhận phiếu hẹn, bạn có thể thanh toán phần còn lại cho bên mua, xem như giao dịch hoàn tất.
Lưu ý khi giao dịch mua bán nhà đất
Trước khi mua nhà người mua hãy kiểm tra tính pháp lý của ngôi nhà sắp mua. Hãy cẩn thận xem ngôi nhà có nằm trong diện quy hoạch hay diện tranh chấp không… bằng cách kiểm tra thông tin quy hoạch nhà đất tại phòng Tài nguyên Môi trường của quận, huyện. Đồng thời kiểm tra vấn đề tranh chấp tại UBND phường/xã nơi bạn mua nhà.
Khi thương lượng giá, người mua nên hỏi những người xung quanh xem lý do bán nhà của chủ nhà là gì. Một khi đã hiểu về nguyên nhân bán nhà, bạn sẽ có rất nhiều thông tin để thương lượng giá, thậm chí quyết định có nên mua nhà đó hay không.
Đề xuất mua bán nhà đất phải trả qua ngân hàng
-
Những loại thuế, lệ phí phải trả khi mua bán nhà đất
Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi mua bán nhà, đất người dân phải đóng một số loại thuế, phí. Cụ thể như sau:
-
Giao dịch mua bán nhà đất cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Để đảm bảo giao dịch nhà đất diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, tránh rủi ro pháp lý, việc chuẩn bị giấy tờ, thủ tục rất quan trọng. Vậy, giao dịch mua bán nhà đất cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
-
Hợp đồng mua bán nhà ở theo Luật Nhà ở mới nhất gồm có nội dung gì?
Theo Luật Nhà ở mới nhất (đang có hiệu lực thi hành) thì hợp đồng mua bán nhà ở sẽ có những nội dung gì? – Thế Trường (TP. Hồ Chí Minh).
-
Vấn đề nền móng có ảnh hưởng đến giá trị bất động sản không?
Các vấn đề về nền móng sẽ làm giảm giá trị căn nhà của bạn. Vì vậy, về lý thuyết, nếu bạn khắc phục vấn đề, chắc hẳn giá trị ngôi nhà của bạn sẽ tăng lên. Tuy nhiên, thực tế thì chưa hẳn là như vậy. Dẫu vậy, việc sửa chữa nền móng sẽ giữ cho giá trị ...
-
5 lỗi đầu tư nhà đất phổ biến nhất và cách phòng tránh
Cách tốt nhất bạn có thể tránh mắc sai lầm trong đầu tư nhà đất là học hỏi từ những nhà đầu tư khác để đảm bảo các lỗi đó không xảy ra với bạn.