Trong khi đó, các chủ nhà thì luôn kỳ vọng về một mức giá niêm yết lý tưởng bất chấp nó có phù hợp với thị trường bất động sản hay không.
Vì thế, dưới đây là những lầm tưởng lớn nhất mà các ông chủ cần phải loại bỏ ngay để các cuộc giao dịch đạt được thành công.
1. Định giá quá cao
Một trong những sai lầm lớn nhất mà các chủ nhà có thể mắc phải là định giá quá cao cho ngôi nhà của mình. Giá niêm yết cao hơn sẽ không tạo ra nhiều lợi nhuận hơn được.
Việc niêm yết căn nhà cao hơn giá trị thị trường có thể khiến căn nhà đó bị “đứng lại” và khiến người mua thắc mắc tại sao nó mãi không bán được.
Người mua ngày nay rất thông minh. Họ có thể so sánh các ngôi nhà trong cùng khu vực hàng ngày, họ thu thập dữ liệu của riêng mình và họ biết một ngôi nhà đã được rao bán trên thị trường bao lâu.
2. Bạn nghĩ ngôi nhà của mình đáng giá hơn của ông hàng xóm?
Ngôi nhà của mỗi người đều đặc biệt đối với chính họ, vì vậy mọi người đều nghĩ rằng ngôi nhà của mình đáng giá hơn ngôi nhà của hàng xóm. Tuy nhiên, người mua và các nhà môi giới bất động sản sẽ so sánh giá nhà dựa trên thực tế.
Những ngôi nhà tương đồng về các điều kiện trong khu vực như có cùng số phòng ngủ và phòng tắm, diện tích và tuổi thọ đã được bán trong vòng 3-6 tháng qua còn của mình thì chưa. Lúc này các ông chủ nên xem lại mức giá niêm yết mà mình của mình.
Theo các nhà môi giới, một ngôi nhà có thể được định giá cao hơn so với các nhà khác trong khu vực khi nó có nhiều phòng hơn, diện tích lớn và các tiện ích hiện đại được bổ sung.
3. Internet là “con dao hai lưỡi”
Với tất cả các công cụ trực tuyến có thể hỗ trợ tính toán được giá trị ngôi nhà hiện nay, người mua rất nhanh chóng và dễ dàng để có được nhiều ước tính khác nhau chỉ bằng một cú nhấp chuột.
Các mô hình định giá tự động, thu thập dữ liệu để đoán giá trị của bất động sản dựa trên vị trí và các yếu tố có thể đo lường khác. Khi quyết định bán căn nhà của mình, các ông chủ cũng sử dụng các công cụ ước tính giá trị căn nhà là điều vô hại. Tuy nhiên, đừng quá tin tưởng vì có thể chúng không đánh đáng giá khi chỉ dựa trên dữ liệu hạn chế có sẵn.
Trường hợp xấu nhất, ước tính kỳ vọng của bạn quá cao, khiến bạn khó thỏa mãn với mức giá thấp hơn.
Cách tốt nhất để biết căn nhà trị giá bao nhiêu là nhờ tư vấn từ một nhà môi giới bất động sản hàng đầu. Một chuyên viên bất động sản có kinh nghiệm với kiến thức về khu vực này có thể tiến hành phân tích thị trường và cho bạn biết giá trị thực tế của ngôi nhà.
4. Rao giá bán bao gồm cả chi phí cải tạo
Không phải tất cả các dự án cải tạo nhà đều tạo ra lợi nhuận dương sau khi bán nhà.
Các dự án tu sửa rất phức tạp và rất khó tìm người mua hợp “gu”. Đầu tư quá nhiều thời gian và tiền bạc vượt quá giá trị của bất động sản đó trong cùng khu vực không phải là cách khôn ngoan. Trước khi bạn thực hiện bất kỳ dự án nào, hãy thảo luận với một nhà môi giới bất động sản để tìm hiểu xem dự án nào sẽ thu lại chi phí trong giá bán.
5. Giảm giá là điều tồi tệ
Trái với suy nghĩ của nhiều người, việc giảm giá bán không phải là xấu. Nhưng các ông chủ hãy thảo luận với nhà môi giới để thực hiện nó một khách hợp lý hơn. Những sàn môi giới bất động sản thường giàu kinh nghiệm thương trường, vì vậy họ sẽ biết khi nào nên đưa ra một số thủ thuật nhất định để giúp bạn đạt được mục tiêu.
6. Sợ bị “hớ” với lời đề nghị đầu tiên
Nếu người mua thực sự muốn có ngôi nhà, họ sẽ đưa ra đề nghị cạnh tranh ngay lập tức để trở nên nổi bật hơn so với những người mua khác. Vì vậy lời đề nghị mua nhanh chóng không phải là một dấu hiệu xấu, đặc biệt nếu mức giá đưa ra hợp lý.
Đừng ngần ngại chấp nhận lời đề nghị đầu tiên. Bởi đây có thể là một trong những đề nghị tốt nhất bạn nhận được. Thêm vào đó, mức giá hợp lý là một dấu hiệu cho thấy bạn đã định giá đúng căn nhà của mình.
7. Kiên nhẫn để chờ đợi một lời đề nghị phù hợp
Kể từ khi rao bán, các ông chủ sẽ có suy nghĩ nhận xét quá nhiều về các đề nghị mua khác nhau. Thực tế là nếu bạn chờ đợi một lời đề nghị hào phóng từ một người mua hoàn hảo, ngôi nhà của bạn sẽ không bao giờ bán được. Khi một ngôi nhà nằm trên thị trường quá lâu, nó sẽ trở nên cũ kỹ và lỗi thời.
Sau khi bạn nhận được một đề nghị, hãy bàn bạc với môi giới của mình để thảo luận về các bước tiếp theo. Nếu một mức giá đưa ra thấp hơn kỳ vọng, hãy phản đối bằng một mức giá cao hơn. Đàm phán là phần không thể thiếu trong các cuộc mua bán trước khi một thỏa thuận mà mọi người đều hài lòng.
-
Sáu chiến thuật khôn ngoan để giành chiến thắng trong cuộc đàm phán bán bất động sản
Một lời đề nghị mua nhà hoàn hảo là rất hiếm gặp và sự thỏa hiệp dù lớn hay nhỏ là điều không thể tránh khỏi. Hãy thử nghiên cứu những chiến thuật dưới đây để tối ưu hóa thỏa thuận có lợi nhất dành cho bạn trong một giao dịch mua bán nhà.
-
Thấy chung cư tăng giá, vội bán nhanh để kiếm lời, 9X Thanh Hoá nhận cái kết đắng
Thời gian gần đây, nguồn cung khan hiếm kéo dài khiến giá chung cư Hà Nội được đẩy cao bất thường. Thậm chí, nhiều căn chung cư cũ tăng gấp đôi gấp ba lần thời điểm mua. Trước tình hình này, nhiều người nhanh chóng chớp cơ hội bán nhanh để kiếm lời, ...
-
Vợ chồng 9X nhận nhiều bài học nhớ đời khi không có kinh nghiệm vẫn thích đi "buôn" đất
Mặc dù không có nhiều kinh nghiệm trên thương trường, nhưng vợ chồng chị Nguyễn Hằng (1990, Hà Nam) đã đúc kết được nhiều bài học “xương máu” sau 3 lần mua đất.
-
Bài học nhớ đời khi mua dự án chậm tiến độ
Trước khi có được căn hộ hiện tại, vợ chồng chị Nguyễn Hương (34 tuổi, Thanh Hóa) phải trải qua hai lần mua nhà với bài học nhớ đời.