Cập nhật 04/09/2012 11:33 AM
Nghề nuôi cá sấu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có từ lâu và trải qua nhiều thăng trầm. Thế nhưng, đối với ông Trịnh Đình Cường ở phường Vĩnh Lạc, thành phố Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) thì đây là nghề kiếm ra tiền, doanh thu 700 - 800 triệu đồng/năm. Nhiều người gọi ông là “Vua cá sấu” đất Rạch Giá.

Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ quân sự đối với Tổ quốc, ra quân vào cuối năm 2007, ông Cường tham gia tổ chức Hội cựu chiến binh phường Vĩnh Lạc, thành phố Rạch Giá. Qua tiếp thu các phong trào thi đua yêu nước, tìm tòi học hỏi kỹ thuật nuôi cá sấu và với lòng đam mê cộng ý chí, quyết tâm của người lính, ông Trịnh Đình Cường quyết định chọn nghề nuôi cá sấu để phát triển kinh tế gia đình và đã thành công ngoài mong đợi. Ông Cường cho biết: Quy trình nuôi cá sấu của tôi khép kín, từ sản xuất con giống, nuôi cá sấu thương phẩm cung cấp cho thị trường đến xuất khẩu da cá mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, nhưng hiệu quả kinh tế nhất là bảo dưỡng da để xuất khẩu.

Ban đầu gây nuôi loài động vật hoang dã này gặp nhiều khó khăn cả về thành công lẫn thất bại, nhưng “nghề dạy nghề” kết hợp với học hỏi của nhiều người khác, càng nuôi càng tích lũy kinh nghiệm, nên thất bại nhường chỗ cho thành công. Trên diện tích gần 4.000 m², ông Cường phân ra thành nhiều ao và xây dựng chuồng lớn, nhỏ khác nhau để nuôi cá sấu các loại, thực hiện quy trình gây nuôi khép kín mang tính bền vững và bảo vệ môi trường. Các ao, chuồng nuôi đều được xây dựng hệ thống cấp, thoát nước để làm vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, giúp cá có môi trường sống thoáng mát, không bị bệnh và tăng trọng nhanh. Thức ăn của cá sấu chủ yếu là cá tạp, nội tạng của động vật nên chi phí thấp. Đến nay, đàn cá sấu của ông Cường phát triển rất tốt, với gần 3.000 con, trong đó có 100 con cá sấu bố mẹ sinh sản, 400 cá sấu con, còn lại là cá sấu thương phẩm.

Hiện nay, trại nuôi cá sấu của ông Trịnh Đình Cường là trang trại lớn nhất tại thành phố Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang). Nhiều bà con trong và ngoài tỉnh đến tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật lẫn kinh nghiệm gây nuôi, phát triển kinh tế gia đình. Để phát triển bền vững nghề nuôi cá sấu, ông Cường đề nghị Nhà nước cần tạo hành lang pháp lý thuận lợi về gây nuôi động vật hoang dã gắn với quy hoạch, hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật cho nông dân, tránh tình trạng nuôi tự phát, nhỏ lẻ rủi ro cao. Tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm hàng hóa sản xuất chế biến từ cá sấu.

Theo Huy Hải (Thể thao và văm hóa)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Lão nông đột phá làm giàu

    Lão nông đột phá làm giàu

    16/12/2015 9:34 PM

    Với tinh thần ham học hỏi, sẵn sàng áp dụng các mô hình sản xuất mới, lão nông Nguyễn Hữu Minh (Bảy Minh, 64 tuổi, ngụ xã Định Thành, H.Đông Hải, Bạc Liêu) đã mang về thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

  • Đọ thú chơi 'quái' của đại gia

    Đọ thú chơi 'quái' của đại gia

    18/10/2012 5:00 PM

    Bơi cùng cá mập, nuôi cá sấu, hổ... là "điểm chung" của các đại gia lắm tiền. Hãy thử so sánh đại gia Việt - Mỹ xem còn điều gì khác biệt?

  • "Vua cá sấu" kiếm bạc tỷ mỗi năm

    "Vua cá sấu" kiếm bạc tỷ mỗi năm

    04/09/2012 11:33 AM

    Nghề nuôi cá sấu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có từ lâu và trải qua nhiều thăng trầm. Thế nhưng, đối với ông Trịnh Đình Cường ở phường Vĩnh Lạc, thành phố Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) thì đây là nghề kiếm ra tiền, doanh thu 700 - 800 triệu đồng/năm. Nhiều người gọi ông là “Vua cá sấu” đất Rạch Giá.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.