“Tính tôi thích làm giàu từ nhỏ, nên cuộc sống thời trai trẻ bôn ba khắp nơi để kiếm sống từ khi bỏ học hồi lớp 7.”
Những “ngón nghề” kiếm tiền của doanh nhân Đường Đó là những chia sẻ từ doanh nhân Nguyễn Hữu Đường, hiện đang là ông chủ của những nhà máy sản xuất man bia lớn, những tòa cao ốc, được xem là một trong những doanh nhân tiêu biểu của Việt Nam, đi lên từ con đường khó khăn.

Nói đến ông Nguyễn Hữu Đường, người dân Hà Nội thường gọi ông là ông Đường bia trong giai đoạn những năm 1990, bởi sự nổi tiếng trong kinh doanh bia của ông. Không chỉ đi lên từ việc chở bia thuê, hiện ông còn là một doanh nhân nổi tiếng trong kinh doanh bất động sản.


Chia sẻ với phóng viên ông Đường tâm sự: “ Tôi sinh ra trong một gia đình không phải là giàu có. Bố mẹ tôi đã bỏ nhau từ năm 1961 do đó kinh tế gia đình rất là khó khăn. Khi đó Nhà nước có phân cho một căn nhà 18 m2 trên khu Thủ Lệ. Điều kiện học hành không có, tôi bỏ học từ khi còn đang học lớp 7, sau đó bôn ba đi làm kiếm sống.”


Thời làm ăn kiếm sống của ông Đường bắt đầu tư khi bỏ khi còn 15 tuổi, lao vào kiếm tiền bằng những “ngón nghề” rất khá thú vị của ông. Trong quảng thời gian đó, ông cũng đã thay đổi nhiều nghề khác nhau từ làm thợ rèn, thợ vẽ mành, rồi cho đến lá, buôn bán đồ gia dụng,…


Nghề làm ăn đầu tiên là làm thợ rèn, thợ vẽ mành và thợ mộc ở nhà máy bao bì xuất khẩu ở Minh Khai.


Ông Đường kể lại: “Thực tế khi đó tôi chưa có ý chí làm giàu khi tôi mới có 15-16 tuổi. Sau này khi làm ở nhà máy xí nghiệp bao bì xuất khẩu, lúc đó có thời gian mở hội thao bào trục mành để biết được năng suất của công nhân một ngày làm được bao nhiêu cái để khoán sản phẩm. Ai đạt giải nhất thì được 200 đồng, sau đó xí nghiệp khoán 3 xu bào một cái trục mành, thời đó vào năm 1973 – 1974. Sau khi khoán như vậy thì một ngày bào được 500 cái trục mành, lương một ngày của công nhân khi đó được 15 đồng/ngày, một tháng cũng được vài trăm đồng, trong khi đó lương của ông Giám đốc nhà máy thì mới được 105 đồng/tháng.


Nhà máy thấy bất hợp lý, sau khi khoán được 10 ngày người ta giảm xuống 1,8 xu một trục mành. Lúc đó công nhân vẫn làm được 500 cái/ngày, sau đó giảm xuống hàng chục lần còn 8 trinh một cái trục mành thì khi đó công nhân chỉ làm được 100 – 200 cái trục mành/ngày.Những ngày làm 500 cái thì chúng tôi phải làm đến 9 tiếng đồng hồ/ngày không nghỉ. Khi đó các công nhân đều làm được tiền vì thế họ làm rất ham.”


Sau một thời gian làm công nhân ở Nhà máy xuất khẩu ở Minh Khai, ông đã nghỉ và đi bộ đội. Sau khi đi bộ đội về lại quay vào nhà máy làm, nhưng do nhà ở xa quá nên đi lại vất vả. Ông Đường chuyển vào Sài Gòn xin đi học lái xe.


Do học lái xe phải nộp hồ sơ và đến ngày đến tháng mới tuyển do đó ông đi theo xe, buôn bán đồ đạc.


Có rất nhiều thứ ông Đường buôn bán chẳng hạn như mang xích líp, dây phanh xe đạp của Trung Quốc từ Hà Nội và Sài Gòn bán. Từ Sài Gòn ra thì lại mang bi xe đạp, vải về Hà Nội bán.


Ông Đường chia sẻ: “Những cái gì trong Sài Gòn có thì tôi mang ra Bắc bán, những cái gì ngoài Bắc có thì tôi mang vào Sài Gòn bán. Mỗi khi vào trong Nam tôi mang xăng dầu từ Bắc vào, mang lậu thôi. Nếu bị kiểm tra thì họ sẽ thu mất còn nếu may mắn qua được là có lời. Khi đó tôi cũng đi được vài chuyến cũng kiếm được kha khá tiền, nhưng thấy cuộc đời lái xe vất vả quá vì khi đó còn chế độ ngăn sông cấm chợ. Tùy từng tỉnh khác nhau thì mới mang được hàng.”


Để minh chứng cho những công việc bôn ban ham kiếm tiền của mình ông Đường còn kể lại một ví dụ khá thú vị. Đó là ông mua máy giặt ở trong Nam, thời đó chỉ có Sài Gòn mới có khoảng 800 đồng (tương đương 5 chỉ vàng) mang ra Hà Nội bán cho những nhà có tiền khoảng 1.300 – 1.400 đồng thì cũng có lãi. Khi đó ông mua 2 cái máy giặt, khi đi ra đến Mộ Đức, Quảng Ngãi thì bị các đồng chí dân quân, phòng thuế chặn. Các đồng chí đánh thuế mỗi cái 1.200 đồng vì lý do là mỗi cái máy giặt có 2 cái mô tơ, cái này làm được 2 cái máy mía đường, mà mỗi cái máy mía đường ở đó bán được vài nghìn đồng.


Sau khi trình bày mỗi cái lãi khoảng 500 đồng và xin đóng thuế 2 cái 1000 đồng nhưng các đồng chí không nghe và bắt phải đóng 1200 đồng.


Buôn gác đầu bu xe máy, khi đó mua ở Sài Gòn 170 đồng một cặp ra HN bán được 350 đồng cặp, rồi buôn vải. Tuy nhiên, khi nhận thức của mỗi vùng khác nhau đi buôn mặc dù có lãi nhưng lại bị đánh thuế cao khi phải qua từng vùng nên thấy cuộc đời đi buôn bôn ba vấy vả. Trong khi tính mình lại thích làm giàu, nên lại từ bỏ nghề buôn hàng hóa.


Sau khi bỏ nghề buôn bán hàng hóa ông Đường bắt đầu bước vào con đường trở thành một doanh nhân nổi tiếng.

Xem thêm bài viết về: Ông Nguyễn Hữu Đường
Theo TTVN/Cafef
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.