Sinh ra và lớn lên tại Kon Tum, Lê Thành Sơn (SN 1988) xuống TPHCM học đại học với ước mơ trở thành một kỹ sư điện tử tự động. Nhưng khi ước mơ đó dần trở thành hiện thực thì chàng trai phố núi lại đột nhiên quay sang một con đường mới khi quyết định lập nghiệp từ… tăm tre.
Lê Thành Sơn và những sản phẩm của mình
“Tình cờ mình xem được một clip của nước ngoài trên youtube hướng dẫn làm đồ lưu niệm bằng tăm tre và thực sự bị cuốn hút bởi những sản phẩm độc đáo đó” – Sơn chia sẻ về bước ngoặt trong con đường lập nghiệp. Cũng từ đó, gần như ngày nào Sơn cũng tìm kiếm và xem các clip hướng dẫn làm ra sản phẩm.
Vừa xem, vừa học và vừa làm nên những sản phẩm đầu tiên của Sơn chưa kịp hoàn thành thì đã… hỏng. Không bỏ dở sở thích, Sơn tiếp tục cặm cụi ngồi nghiên cứu và làm lại, rồi đến thời điểm những sản phẩm đầu tay của chàng trai trẻ hoàn thành nhưng vẫn chưa được ưng ý lắm. Ban đầu, những sản phẩm đó Sơn chỉ giữ cho riêng mình chứ không có ý định kinh doanh. Tuy nhiên, khi Sơn khoe với bạn bè thì nhiều người đã ngỏ ý muốn mua lại vì nó khá lạ. Sau khi suy nghĩ, Sơn đã quyết định bán sản phẩm đầu tiên của mình với giá 500.000 đồng và cũng từ đó, một ý tưởng kinh doanh mới xuất hiện trong đầu chàng kỹ sư tương lai.
Sau 5 năm, từ việc cặm cụi một mình trong căn phòng nhỏ, giờ đây Sơn đã thuê một xưởng rộng khoảng 40m2 và có thêm 2 người làm cùng với thu nhập đều đặn gần 10 triệu đồng/tháng. Bình quân mỗi ngày xưởng của Sơn có thể sản xuất 3 đến 4 sản phẩm theo đơn đặt hàng. Vào thời điểm lễ tết, nhu cầu tặng quà lưu niệm cao hơn, Sơn và 2 đồng sự phải thức trắng đêm để làm cho kịp đơn hàng. “Đây là công việc đòi hỏi tính kiên trì và sự tỉ mỉ cực cao, hơn nữa cũng chưa có nhiều người biết làm nên không thể thuê thêm người vào lúc cao điểm”- Sơn kể.
Sản phẩm của Sơn có giá giao động rất lớn, có những sản phẩm đơn giản chỉ khoảng 150.000 đồng dành cho các bạn sinh viên, nhưng cũng có những sản phẩm giá tới tiền triệu vì độ khó và cầu kỳ. Với những sản phẩm khó, nguyên liệu không đơn giản chỉ là tăm tre mà phải gồm cả những đồ vật khác như que kem, dây thép, thân cây… “Đây đều là đồ đơn giản nhưng tìm được đúng ý lại rất khó”- chàng trai trẻ chia sẻ.
Sau 5 năm, hiện nay Sơn đã tìm được chỗ đứng riêng khi lượng đơn đặt hàng vẫn ngày ngày tăng lên. Trước mắt, mục tiêu chính của Sơn là đưa đến tay khách hàng những sản phẩm ưng ý và giảm được giá thành. Sơn cho biết thêm, trong việc này nguyên liệu không đáng kể, nên muốn có giá tốt thì chỉ cần tập trung vào việc giảm giá công lao động. Hiện nay, chàng trai phố núi đang lên kế hoạch tập trung vào dạy nghề cho các bé khuyết tật để vừa giảm được chi phí sản xuất lại tạo được việc làm cho các em.
-
Nữ sinh 16 tuổi khởi nghiệp công ty riêng, được Forbes châu Á vinh danh
28/01/2024 2:11 PM16 tuổi bắt đầu kinh doanh, sau 2 năm, Rika Shiiki được Forbes '30 Under 30 châu Á' vinh danh là gương mặt tiêu biểu dưới 30 có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực truyền thông, marketing và quảng cáo.
-
Việt Nam đang trở thành trung tâm khởi nghiệp tiếp theo của châu Á
13/01/2022 4:51 PMQuan điểm Việt Nam đang dần trở thành cái nôi cho khởi nghiệp sáng tạo mới đây đã được một nhà đầu tư mạo hiểm dạn dày kinh nghiệm chia sẻ trên Bloomberg.
-
Thủ tướng chỉ đạo gấp về khôi phục sản xuất kinh doanh
04/10/2021 8:37 AMDoanh nghiệp thống nhất với UBND tỉnh, thành phố phương án sản xuất, đi lại, ăn ở của người lao động khi khôi phục sản xuất trong bối cảnh thích ứng với Covid-19.
-
Câu chuyện khởi nghiệp thành công của tỷ phú Hui Ka Yan
25/09/2021 8:45 AMTheo Bloomberg, Hui Ka Yan là tỷ phú bất động sản giàu nhất Trung Quốc với khối tài sản ròng trị giá 35 tỷ USD và là người giàu thứ 26 trong danh sách tỷ phú thế giới.
-
Con đường đưa Israel thành quốc gia khởi nghiệp
05/09/2021 9:35 AMIsrael được mệnh danh là 'quốc gia khởi nghiệp'. Bởi lẽ số lượng công ty khởi nghiệp tính theo đầu người của quốc gia này nhiều nhất thế giới.
-
Điểm lại những tỷ phú Việt khởi nghiệp với mì gói
03/09/2021 3:16 PMKhông ít doanh nhân Việt sở hữu doanh nghiệp nghìn tỷ hiện nay đều từng khởi nghiệp với mì gói.