Với một “kho báu” khổng lồ, ông Trần Công Phúc (ảnh) được nhiều người biết đến nhất là người sưu tầm hàng trăm chiếc quạt cổ. Kho tàng ông hiện có là những chiếc quạt độ tuổi từ vài chục năm đến cả trăm năm và giá trị không thể đo đếm bằng tiền.
Đến phố Tạ Hiện (quận Hoàn Kiếm) hay còn được gọi bằng một cái tên khác là “phố tây” hỏi thăm đến ông Phúc “quạt cổ” là ai cũng biết. Bởi lẽ trong bộ sưu tập của ông có những chiếc quạt “độc nhất vô nhị” có từ khi con người mới phát minh ra điện.
Kể về mối duyên nợ của mình với những chiếc quạt cổ ông Phúc cho biết: “Đối với tôi, cái đầu tiên là miếng cơm manh áo. Tôi sửa chữa quạt lúc đầu để kiếm kế sinh nhai, sau rồi ăn vào máu và trở thành niềm đam mê. “Trong một lần tình cờ, tôi được một người hàng xóm bán rẻ cho chiếc quạt nhãn hiệu Marelli (Italia) của khách sạn Metropole, tôi mang về chữa lại và chạy ngon lành. Sau đó, chiếc quạt cổ lọt vào mắt của một vị khách du lịch người Anh và được người này mua với giá cao gấp 20 lần so với giá gốc. Từ đây, tôi “bén duyên” với những chiếc quạt cổ” - ông Phúc hồ hởi.
Từ đó, dưới bàn tay tài hoa, khéo léo của mình ông Phúc đã không ngần ngại đi khắp mọi nơi tìm và thu mua những chiếc quạt “cổ lỗ sĩ” mà chủ nhân vứt hoặc bán đi. Có những chiếc quạt tưởng chừng chỉ đem cho sắt vụn nhưng vẫn được ông đem về phục chế và chạy như mới. Thú vui “gàn dở” của ông cũng hái ra tiền khi ngày càng có nhiều khách nước ngoài và những người trong giới chơi đồ cổ đã tìm đến và mua quạt của ông với giá rất cao.
Ông không giấu, có những chiếc quạt có giá bán từ 5 triệu đến 7, 8 triệu đồng/ cái. Thậm chí có chiếc quạt khách trả giá đến 80 triệu đồng. Trong cửa hàng của ông chủ yếu là hãng quạt Marelli đủ loại. Từ quạt bàn, quạt cây đến quạt trần, từ quạt 2 cánh, 3 cánh đến 4 cánh, từ những chiếc quạt cũ rích đen sì không có cánh đến những chiếc quạt vừa được ông đánh bóng lại với lớp sơn màu đồng vàng chói, trông mới coóng như mới ra lò.
Trong căn nhà hẹp với những chiếc quạt cổ chất đầy, ông Phúc chỉ tay vào một chiếc quạt cổ mà ông cho là tâm đắc nhất, đó là chiếc quạt chạy bằng hơi nước. Kể về chiến lợi phẩm này ông cho biết: “Có lần nghe “hóng hớt” được trong Cần Thơ có một chiếc quạt cổ của Italia từ lâu đời, ngay từ khi con người mới phát minh ra điện. Bằng sự đam mê, ham tìm tòi tôi đã xách balô lên đường nhằm xem thực hư thế nào. Qua nhiều ngày hỏi thăm, tìm kiếm, cuối cùng tôi đã trở về với “chiến lợi phẩm” là một chiếc quạt cổ đúng là chạy bằng máy hơi nước. Có thể nói là “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam bây giờ.
Thú chơi, sưu tầm, sửa chữa quạt cổ cũng đem lại cho ông niềm vui, tự hào khi vinh dự được bắt tay với đại sứ quán, tham tán Liên minh Châu Âu EU, đại diện của Microsoft và hàng loạt những người nổi tiếng khác khi họ đến kho báu quạt cổ của ông.
Như Trường (Lao Động)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • “Vua quạt cổ” Hà Thành

    “Vua quạt cổ” Hà Thành

    26/09/2014 4:18 PM

    Với một “kho báu” khổng lồ, ông Trần Công Phúc (ảnh) được nhiều người biết đến nhất là người sưu tầm hàng trăm chiếc quạt cổ. Kho tàng ông hiện có là những chiếc quạt độ tuổi từ vài chục năm đến cả trăm năm và giá trị không thể đo đếm bằng tiền.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.