Người phát ngôn của Metro Group khẳng định: “Mảng kinh doanh của chúng tôi tại Việt Nam không phải để bán”. Vị này cũng cho biết đã tờ chối nhiều lời đề nghị trước đây. Trao đổi với VnExpress.net, một lãnh đạo của Metro Việt Nam cho hay chưa biết về thông tin này nên chưa thể đưa ra bình luận.
Dù vậy, Dow Jones trích dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết Chearavanont vẫn rất quan tâm đến mảng bán lẻ của Metro này và có thể quay lại đàm phán. Ông hiện là Chủ tịch Tập đoàn CP với tổng tài sản 12,6 tỷ USD.
Metro Cash & Carry Việt Nam được định giá trên 500 triệu USD. Ảnh: VIR |
Theo Wall Street Journal, nếu hoạt động kinh doanh của Metro tiếp tục mở rộng, họ có thể thu hút thêm nhiều người mua nhờ tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam và ngành bán lẻ Đông Nam Á. GDP Việt Nam đã tăng 5,42% năm ngoái sau khi chạm đáy 13 năm trước đó. Trong báo cáo thường niên năm 2013, Metro cũng đánh giá Việt Nam là một trong những thị trường có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ, so với sự giảm tốc tại Ấn Độ khi GDP ước chỉ tăng 3%. Mức tăng tiêu dùng danh nghĩa tại Việt Nam cũng được dự báo tiếp tục tăng hai con số vào năm 2014,
Tuy nhiên, nếu đồng ý bán cho tỷ phú Thái Lan, Việt Nam sẽ không phải thị trường châu Á đầu tiên Metro tuyên bố rút lui. Hồi tháng 7, hãng cho biết đang rút khỏi mảng điện tử tiêu dùng tại Trung Quốc sau 2 năm thử nghiệm thị trường với lý do phải đầu tư mạnh tay hơn nữa mới có thể giành được ưu thế tại đây. Tuy vậy, mảng bán buôn Cash & Carry vẫn được giữ lại do vẫn có tiềm năng tăng trưởng mạnh.
Metro Cash & Carry hiện là mảng kinh doanh đem lại nhiều doanh thu nhất cho tập đoàn. Với 19 trung tâm mua sắm, Việt Nam xếp thứ 11 trên 32 nước mà tập đoàn này đang hiện diện. Tính riêng khu vực châu Á và châu Phi, mạng lưới của Metro Việt Nam xếp thứ 2, chỉ sau Trung Quốc với hơn 5.000 nhân viên.
Hiện thị trường bán lẻ trong nước đang được nhiều đại gia ngoại nhòm ngó. Trước đó, tập đoàn Berli Jucker (BJC) của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakd đã hợp tác với Family Mart Việt Nam sau khi đối tác Nhật Bản rút hoàn toàn khỏi liên doanh này. Hiện chuỗi bán lẻ Family Mart Việt Nam đổi tên thành B’mart - thương hiệu lâu đời của BJC. Mới đây, thương hiệu bán lẻ lớn nhất thế giới Walmart cũng mong muốn mở chuỗi siêu thị tại Việt Nam.
-
Nhìn lại chiến lược “đánh chiếm” thị trường Việt Nam thành công của Metro
01/05/2016 6:58 PMChiến lược cốt lõi của Metro là mua hàng hóa trực tiếp từ nhà sản xuất. Với quy mô lớn, Metro có khả năng trả giá với các nhà cung cấp.
-
Tỷ phú Thái Lan hoàn tất thâu tóm Metro Việt Nam
08/01/2016 9:24 AMTCC Holdings đã đứng ra mua Metro Việt Nam thay vì thực hiện thương vụ qua công ty con Berli Jucker.
-
Sau Metro, Honda Việt Nam tiếp tục bị truy thu thuế 182 tỷ đồng
25/04/2015 9:50 PMSau khi công bố khoản truy thu hàng trăm tỷ đồng với Metro Cash & Carry Việt Nam, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết cơ quan chức năng đã tiếp tục phát hiện những dấu hiệu vi phạm ở Công ty Honda Việt Nam.
-
Metro ‘mẹ’ bòn mót Metro Việt Nam thế nào?
15/10/2014 9:20 AMKể từ khi hoạt động chính thức tại Việt Nam, Metro Việt Nam luôn rơi vào cảnh lỗ khủng khi bị Metro “mẹ” liên tục bòn mót.
-
Metro báo lỗ triền miên: Thanh tra thuế vào cuộc
02/10/2014 10:36 AMTổng cục thuế đã có quyết định thanh tra thuế đối với Công ty Metro Việt Nam, để làm rõ vì sao doanh nghiệp này lỗ triền miên như vậy.
-
Thương vụ thâu tóm Metro: Ông chủ người Thái lên tiếng
15/09/2014 3:21 PMViệc mua lại hệ thống Metro tại Việt Nam có thể coi là thương vụ lịch sử của Công ty BJC, thành viên của Tập đoàn TCC của Thái Lan. Lịch sử là bởi đây không chỉ là thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) lớn nhất mà công ty này tiến hành, mà còn bởi đây là bước khởi đầu quan trọng cho kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam…